Khuynh Hướng Thận Trọng Trước Tình Hình Kinh Tế Thoái Trào |
Tác Giả: GS Nguyễn Cao Hách | |||
Chúa Nhật, 23 Tháng 11 Năm 2008 04:49 | |||
Vì quá nhiều người lo sợ là nền kinh tế nói chung sẽ “rơi” vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng và kéo dài, nên cuộc lo sợ chung về một tương lai quá mờ ám đã gây nên một khủng hoảng tâm lý: tỷ số kỹ nghệ Dow Jones (Dow Jones Industrial Average) đã sụt mạnh, sụt thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Tổng số cầu đối với mọi hàng hóa và dịch vụ đã giảm bớt rất nhiều, và tổng số thu hoạch của các ngân hàng đã sụt rất sâu. Các số thống kê của kinh tế Mỹ báo hiệu là: toàn thể nền kinh tế Mỹ rất có thể xuống thấp hơn bao giờ hết so với giai đoạn 30 năm vừa qua. Các tin tức bất ổn đó, đi đôi với tin tức bi quan trên thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng (credit market) đủ để quét sạch mọi thái độ và tin tưởng lạc quan sau mấy vụ tăng số lượng tín dụng cho các ngân hàng tín dụng ngay ngày 13-10 vừa qua. Tỷ số Dow vừa mới tụt giốc 733 điểm, tức là gần 8%, vì quá nhiều người lo sợ là Mỹ bắt đầu một giai đoạn kinh tế thoái trào (economic recession). Không ai tin tưởng là các ngân hàng thương mại (commercial banks) có đủ khả năng và thiện chí để đẩy toàn thể nền kinh tế lên một giai đoạn thịnh vượng lâu dài. Người nào có sẵn tiết kiệm (savings) đều tỏ thái độ dè dặt, không tin tưởng lạc quan về tương lai, ảnh hưởng đến tiêu thụ và đầu tư. Không những tỷ số Dow mà thôi: nhiều tỷ số kinh tế khác cũng biến chuyển theo cùng chiều: tỷ số Standard & Poor’s 500 cũng tụt giốc 9%. Nói tổng quát thì giới đầu tư chứng khoán bị thiệt mất một triệu triệu (số 1 theo sau bởi 12 số không) vì thị trường chứng khoán đã tụt giốc quá mạnh. Còn nhiều triệu chứng suy bại khác nữa: tổng số cầu đối với các nguyên liệu kỹ nghệ (industrial raw materials) cũng tụt giốc mau chóng, nhất là giá dầu hỏa và kim khí đồng (copper). Tụt giốc của các chứng khoán (stocks) đã đẩy giới đầu tư (investors) vào khu vực chắc chắn hơn, nhất là trái phiếu kho bạc (Treasury Bond). Vì số cầu tăng quá mau, nhất là Trái Phiếu Kho Bạc hai năm (Two-year Treasury Bond) nên giá đã tăng và số lời đã tụt xuống 1.6%. Nhiều biến chuyển bất lợi dồn dập, rồi lại nhiều tin đồn đại về nhược điểm của toàn thể hệ thống kinh tài, nhất là trong lãnh vực kỹ nghệ qũy đầu cơ ((hedge-fund industry). Thế vẫn chưa đủ để gây một bầu không khí hoang mang. Mới đây, chủ tịch Dự Trữ Liên bang (Federal Reserve chairman) Ben Bernanke nhấn mạnh là toàn thể nền kinh tế sẽ gặp một thời kỳ khó khăn mặc dù là chính phủ liên bang (Federal Government) đã giải phóng 700 tỉ ($700 billion, nghiã là số 7 theo sau 11 số không) để các ngân hàng kinh tế có đủ phương tiện tăng hoạt động kinh têá toàn diện. Ông Bernanke đã nói: “Ổn cố thị trường tài chánh là bước quan trọng đầu tiên, nhưng dù nó có ổn cố như ta hy vọng, không phải vì thế mà kinh tế phục hưng lập tức. Sau chót, đường tiến của hoạt động kinh tế, sau thời kỳ ngắn sắp tới, sẽ tùy thuộc phần lớn vào thị trường tài chánh và tín dụng trở lại mức hoạt động bình thường hơn” (“Stabilization of the financial markets is a critical first step, but even if they stabilize as we hope they will, broader economic recovery will not happen right away. Ultimately, the trajectory of economic activity beyond the next few quarters will depend greatly on the extent to which financial and credit markets return to more normal functioning”. Ông Bernanke nhấn mạnh rằng nền kinh tế đã bắt đầu thoái hoá ngay trước cuộc khủng hoảng tài chánh trong tháng 9 vừa qua: thí dụ, toàn thể guồng máy sản xuất đã chậm lại; khối xuất cảng đã giảm dần; giá bất động sản đã tụt giốc mau chóng; sức tiêu thụ của toàn dân đã tiệm giảm; khối đầu tư tổng quát xuống giốc; vốn đầu tư cũng xuống.. Ông Bernanke không nói rõ một điểm quan trọng là lãi suất (interest rate) có xuống hay không, vì nó là một điểm đặc biệt trong mọi dự án đầu tư. Hiện nay còn một trạng thái quan trọng hơn nhiều: người ta e rằng toàn thể nền kinh tế Mỹ bắt đầu một giai đoạn khó khăn hơn nữa vì người nào có khả năng đầu tư cũng hy vọng và đòi hỏi một lãi suất quá lớn, số lãi đặc biệt để đền bù vào số lỗ vốn mà ai cũng lo sợ vì kinh nghiệm vừa qua quá sâu cay. Trước những biến chuyển quá bất lợi nó có thể làm mất hết số vốn đầu tư, thì một lãi suất, dù lớn tới đâu, cũng có thể biến số vốn thành con số không. Biến chuyển gần đây biểu thị chiều hướng nào? Người ta e rằng toàn thể nền kinh tế Mỹ không sao tránh được một thời suy bại nặng nề. Triệu chứng đầu tiên là rất nhiều người lo sợ vì hiện nay rất nhiều người đã mất việc; lợi tức của những người làm thuê cứ giảm dần vì số người thất nghiệp tăng quá mau, nó khiến các thứ nhật dụng rất khó bán, và mọi đồ nhật dụng quá ế ẩm sẽ khiến lợi tức của các nhà sản xuất ra chúng giảm; nghiã là khả năng tiêu thụ của đại chúng giảm có thể lôi toàn thể nền kinh tế xuống giốc. Bộ Thương Mại (Commerce Department) vừa cho biết rằng trong tháng vừa qua số tiêu thụ đại chúng đã giảm 2%, nghiã là ta có thể bắt đầu một giai đoạn suy bại. Phải chăng ta đang bắt đầu một thời kỳ suy bại? Có phải là quá bi quan hay không nếu ta chờ đợi một giai đoạn xuống giốc còn sâu xa hơn nữa? Các số chi về tiêu thụ (consumer spending) vẫn được coi là căn bản để đo lường hướng tiến của toàn thể nền kinh tế. Khả năng tiêu thụ của toàn dân cứ giảm dần tức là toàn thể nền kinh tế bắt đầu một thời kỳ suy bại. Vì chi về tiêu thụ (consumer spending) đo lường khả năng kiếm lợi tức của toàn dân, - nghiã là đo lường hướng tiến của toàn thể nền kinh tế. Mà thống kê (statistics) xuất bản tới nay không cho phép lạc quan chút nào. Trong ba tháng vừa qua, số xe hơi bán đã giảm 3.8%, và cùng thời kỳ đó, mọi thứ nhật dụng khác đều giảm bớt: đồ đạc, điện khí (electronics) , quần áo, thực phẩm mọi loại. Không những tại Hoa Kỳ mà thôi: nhiều xứ khác tại Âu và Á Châu cũng bắt đầu một giai đoạn tương tự. Giá xăng đang lên cao (quá 4 dollars một gallon) nay sụt xuống (gần 3 dollars một gallon) vì mọi người cố sức giảm số tiêu thụ để nhường bước cho nhiều thứ chi tiêu khác cần thiết hơn. Dầu thô (crude oil) đang quá 100 dollars một thùng, nay giảm xuống còn dưới 70 dollars một thùng (tuần thứ ba của tháng 10/08), mà tổng số tiêu thụ vẫn cứ giảm dần mãi! Trong khi đó, thị trường tín dụng vẫn gặp nhiều khó khăn, nghiã là các ngân hàng thương mại không cho vay được để thúc đẩy kinh tế hoạt động, - mà guồng máy sản xuất sẽ không hoạt động thêm được vì khả năng tiêu thụ của toàn dân quá yếu kém. Ngay tại Hoa Kỳ, chính phủ đầu tư vào hệ thống ngân hàng tới 700 tỉ Mỹ Kim mà toàn thể nền kinh tế vẫn không thấy hoạt động hơn chút nào, nghiã là hoạt động sản xuất vẫn chưa thấy tăng. Tại sao thế? Vì một phần lớn kinh tế Mỹ hoạt động trong ngành xuất cảng, mà các xứ vẫn tiêu thụ hàng Mỹ đang bị trói buộc trong một thời kỳ suy bại. Vả lại, ngay hệ thống ngân hàng Mỹ cũng đang lúng túng. Nhà nước cấp phát 700 tỉ dollars để ngân hàng thúc đẩy guồng máy sản xuất hoạt động nhiều hơn; nhưng sản xuất nhiều hơn thì bán cho ai?, vì mãi lực của người tiêu thụ hiện quá yếu kém! Ta hãy xét trường hợp của hai ngân hàng thương mại lớn bậc nhất tại xứ này: J. P. Morgan Chase và Wells Fargo. Cả hai cùng tuyên bố rằng bộ cho vay (consumer operations department) không thể hoạt động thêm vì tùy thuộc vào khối tín dụng (volume of credit) tăng hay giảm, không phải vì ngân hàng muốn cho vay nhiều hay ít. Qũy Dự Trữ Liên Bang đã tóm tắt mức hoạt động kinh tế từng khu vực trong toàn quốc, đo lường điều kiện hoạt động của mỗi ngành, và đã đo lường rõ ràng điều kiện hoạt động quá khó khăn của mỗi khu vực. Toàn xứ thì tóm tắt như sau: Sở dĩ toàn thể nền kinh tế trì trệ là vì không mấy ai tin tưởng lạc quan vào tương lai (high level of uncertainty about the economic outlook or concerns over the availability of credit). Nói chung thì giới giàu có xưa nay vẫn thừa mãi lực trong các tiêu thụ phô trương (conspicuous consumption) nay cũng tự giới hạn trong các dịch vụ mua bán (cautious shoppers). Tự nhiên, các sản phẩm xa xỉ nay ế ẩm, như xe hơn loại sang, các sản phẩm điện tử (electronics) , các hàng phô trương (như đồ fashion, jewelry), du lịch xa xỉ v.v. Ngày nay, các tiêu thụ phô trương đó đều giảm bớt. Đó cũng là một khiá cạnh đẩy nền kinh tế từ từ xuống giốc./.
|