Home Tin Tức Bình Luận Từ Arlington Nhớ Về Biên Hòa

Từ Arlington Nhớ Về Biên Hòa PDF Print E-mail
Tác Giả: Giao Chỉ, San Jose   
Chúa Nhật, 23 Tháng 11 Năm 2008 08:29

Bên đây,bên đó

Người Việt tại Hoa kỳ, từ thân phận di tản tỵ nạn, nay trở thành công dân. Chúng ta có quê hương xưa bỏ lại và đất nước mới để xây dựng cuộc đời. Xin cùng tác giả tìm hiểu về những vùng đất rất đặc biệt. Miền đất vĩnh cữu từ Arlington, Virginia đến nghĩa trang quân đội Biên Hòa tại Việt Nam.

Trải qua 150 năm tính đến mùa thu năm 2008, khu đất 624 mẫu với những đồi lớn nhỏ chập chùng nằm bên bờ sông Potamac, đã được tuyên dương là Nghĩa trang Quốc gia Hoa Kỳ. Khu vực này là tài sản của dòng họ Lee, vị tướng tư lệnh của đạo quân miền Nam trong cuộc chiến tương tàn Nam Bắc, Hiệp Chủng Quốc. Lúc đầu, đất này chỉ là khu nghĩa địa thông thường, nhưng sau được cải danh là Nghĩa trang quốc gia. Đã có 16 ngàn chiến binh được chôn cất sau cuộc nội chiến. Trên 320 ngàn ngôi mộ, là nơi an nghỉ của các chiến sĩ anh hùng Hoa Kỳ suốt hơn 200 năm qua. Tính đến nay mỗi tuần vẫn có gần 30 chiến sĩ được an táng.

Từ phía bên kia Đại dương, hơn 20 cây số ở phía Bắc thành phố Saigon, là nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Từ khi chiến tranh Việt Nam gia tăng cường độ giữa thập niên 60, vùng đất trên 120 mẫu bao la, bên tả ngạn con đường đi Vũng Tàu là khu được bộ Tổng Tham Mưu chọn làm nghĩa trang hình con ong. Khởi sự mang danh ‘Nghĩa Trang Quân Đội’ từ 1965, nhưng về sau đã có dự trù trở thành ‘Nghĩa Trang Quốc Gia Việt Nam’.

Cho đến tháng 4 năm 1975, miền Nam đã chôn cất 16 ngàn tử sĩ và từ đó đến nay, 33 năm qua không có người nào được chôn cất thêm. Nghĩa trang này đã bị tàn phá một phần bởi bộ đội Cộng sản miền Bắc và nay bị lãng quên trong hoang phế.

Xem lại lịch sử Arlington, kể từ khi chôn cất những tử sĩ đầu tiên năm 1802, nhưng đến năm 1864 mới thành Nghĩa Trang Quốc Gia. Hiện nay Arlington đã trở nên một danh lam thắng cảnh của thủ đô Hoa Thịnh Đốn với gần 5 triệu du khách hằng năm.

Trong khi đó nghĩa trang Biên Hòa chỉ có 10 năm lịch sử ngắn ngủi từ lúc chôn người lính đầu tiên tháng 3 năm 1965 cho đến 3 ngôi mộ tập thể được vùi dập vội vàng vào sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975. Tuy nhiên từ hai vùng đất tử sinh của Hoa Kỳ và Việt Nam đã có những con số trùng hợp lạ lùng.

Tính đến khi tổng kết chiến tranh Nam Bắc Hoa Kỳ đã có 16 ngàn tử sĩ đã được chôn trên đất Arlington, và tại Biên Hòa, khi miền Nam thất thủ, QLVNCH cũng đã chôn cất tại đây 16 ngàn tử sĩ. Cho đến nay, từ nghĩa trang xưa, gia đình đã di chuyển cải táng về quê khá nhiều. Di hài chiến binh miền Nam từ nghĩa trang hoang phế ra đi thêm một lần nữa nên hiện nay chỉ còn trên 10 ngàn ngôi mộ với diện tích thu hẹp từ 120 mẫu còn lại hơn 50 mẫu.

Arlington ngày xưa với 16 ngàn tử sĩ của cuộc nội chiến ngày nay có trên 300 ngàn chiến sĩ Hoa kỳ đã được chôn cất. Một bên có cả 200 năm lịch sử chung sự trong chiến tranh mà vẫn còn tồn tại. Còn Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta, chỉ có 10 năm kiến tạo và chôn cất anh em, nhưng trang sử của nghĩa trang xưa chẳng còn được bao nhiêu, dù trên di sản văn bản hay dưới lòng mộ sâu. Bức tượng ‘Thương tiếc’ đầy huyền thoại bị địch phá bỏ và 20 năm sau vào năm 2005, Cộng sản lại phá thêm 10 thước chiều cao của ‘Nghĩa dũng đài’.

Trong nỗi ngậm ngùi nhớ về nghĩa trang xưa, chúng tôi đi thăm Arlington của quê hương mới. Nhân ngày cựu chiến binh Mỹ năm 2008 , chúng tôi có xin gửi đến những tin tức về 1 vùng đất lịch sử đăc thù của Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ.

Đi tìm lịch sử dưới đáy mồ

Ngày mai là ngày cựu chiến binh Hoa Kỳ 2008, và hôm nay chính là ngày thích hợp nhất để chúng tôi đi tìm lịch sử dưới đáy mồ. Các đơn vị tập dượt, du khách lần lượt vào thăm nhộn nhịp nhưng chưa phải là lễ chính nên đường xe còn thong thả.

Qua khỏi trung tâm đón chào khách bốn phương, chúng tôi đi bộ đến vùng đất xa xôi nhất. Khu 18 chôn cất tử sĩ miền Nam và khu 14 mồ tập thể hai miền Nam Bắc trên 2000 người chết. Khu xa nhất mang số 18 và trên đường về ghé vào khu 14. Một ngày khác, sẽ đi tìm nơi chôn 10 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có một Thiếu tá họ Vũ.

Hai bên đường khá đông các học sinh đi theo thầy, cô từng đoàn dài. Trên 600 mẫu đất bao la cắt ra hàng trăm mảnh. Có những mộ bia đều đặn thẳng tắp đến chân trời. Cũng có những khu đất nhỏ chôn cất tướng lãnh anh hùng với mộ chí rất đặc thù khác biệt. Những pho tượng cấp chỉ huy cỡi ngựa đặt trên lối đi. Tướng trên mình ngựa, bốn chân chạm đất là các vị chết thông thường. Chiến mã co chân trên mặt đất là chủ tướng chết tại sa trường.

Hàng cây lá đổi mùa, vàng chen sắc đỏ phủ kín cả trời xanh. Những bia mộ trắng dọc ngang ẩn hiện. Hàng mộ bên đường có chữ USCT là những người lính da đen tử trận. (United States Colored Troup) Có những mộ chí khắc chữ ‘Citizen’. Cho đến khi đã hy sinh, binh sĩ gốc nô lệ được chính thức giải phóng để trở thành có quốc tịch Hoa Kỳ.

Tổng cộng có 21 khu di tích lịch sử để ghé thăm. Mộ Tổng Thống Kennedy là nơi du khách ghé thăm nhiều nhất. Trước khi vị Tổng Thống trẻ tuổi bị ám sát, Arlington chỉ có hơn một triệu du khách thăm hàng năm. Khi ông được an táng ở đây với ngọn lửa ‘ Tân biên cương’, số du khách tăng lên gấp bốn lần. Khu đổi gác tại tượng đài ‘Chiến sĩ vô danh’ cũng là nơi nhiều người dừng chân.

Từ ngôi nhà của tướng Lee, tư lệnh quân đội miền Nam, du khách nhìn thẳng xuống ngọn tháp cao của tượng đài Tổng Thống Washington. Dòng sông Potamac lịch sử chạy ngang qua như giải lụa xanh thẳng góc với hồ gương phản chiếu long lanh ánh bạc.

Tiếng máy thổi lá xào xạc vang động góc trời, nghe đâu đây như tiếng binh đao của thời nội chiến. Du khách chợt thấy lòng mình lắng xuống với tiếng thì thầm của hơn 300,000 chiến binh dưới đáy mồ lịch sử mà hồn thiêng còn vương vấn đâu đây.

Arlington là miền đất giáp Đại Tây Dương. Người dân Việt lưu vong phải hướng về miền Tây, thả hồn bay ngang qua lục địa Bắc Mỹ mới đến bờ biển Thái Bình, và phải qua cả một đại dương mới về đến Nghĩa trang Biên Hòa.Tại miền đất bỏ lại 33 năm về trước, vẫn còn hơn 10 ngàn tử sĩ của miền Nam nằm chờ.

Nhà thơ Thục Vũ, Trung tá Võ Bị Liên Quân Đà Lạt 54, chết tại ngục tù Yên Bái đã viết nên câu thơ bất hủ:

“Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây...

áo rách sát xương vai gầy,

cùng chung kiếp sống lưu đầy..."

Hòa hợp hòa giải tại Hoa Kỳ

Cuộc nội chiến tại Hoa Kỳ, hai bên dựa trên nền tảng xây dựng đất nước và lý tưởng tự do bình đẳng. Thực ra làm một cuộc chiến đầy cay đắng tại Hiệp Chủng Quốc kể từ sau chiến tranh cách mạng thành công và lập quốc. Quân hai bên Nam Bắc như anh em một nhà chia đôi chém giết nhau trong bốn (4) năm từ 1861 đến 1865. Đã có con số thương vong khủng khiếp là 620,000 người. Với dân số Hoa Kỳ thời đó là 30 triệu dân, ta có thể coi như con số tử trận tương đương với hơn 6 triệu người của dân số 300 triệu dân Mỹ hiện nay.

Vì vậy hận thù chất ngất, sự hàn gắn giữa hai bên đã phải đòi hỏi một thời gian dài. Thêm vào đó, vài ngày sau miền Bắc chiến thắng thì vị Tổng Thống anh hùng của Mỹ quốc bị ám sát chết. Lửa oán hờn bốc cháy. Câu chuyện đau thương và con đường lịch sử hàn gắn tại nghĩa trang Arlington là các dữ kiện điển hình.

Sau cuộc chiến dù rằng đã có 1 số ngôi mộ tử sĩ miền Nam nằm tại Arlington nhưng nghĩa trang này vẫn được coi chính thức của phe Liên Bang miền Bắc. Gia đình thân nhân miền Nam không được phép vào thăm mộ tử sĩ. Đến thời kỳ chiến tranh chống Mễ Tây Cơ, thanh niên miền Nam tình nguyện nhập ngũ cùng miền Bắc đứng lên bảo vệ đất nước. Hận thù dần dần lắng xuống.

Vào đầu thập niên 90, chính xác là năm 1901, tức là 35 năm sau cuộc chiến Nam Bắc, quốc hội Hoa Kỳ bắt đầu kêu gọi hòa giải dân tộc. Một khu đất cao phía Bắc của nghĩa trang Arlington được dành riêng làm nơi chôn cất di hài của chiến sĩ miền Nam. Những ngôi mộ dân quân miền Nam tại vùng Hoa Thịnh Đốn được cải táng đưa vào Arlington. Tổng cộng 482 di hài chôn thành vòng tròn chung quanh 1 tượng đài. Vào ngày lịch sử 4 tháng 6 năm 1914, kỷ niệm 106 ngày sinh nhật của vị tổng thống miền Nam bại trận là ông Jefferson Davis, tượng đài tại khu nghĩa trang miền Nam được khánh thành dưới sự chủ tọa của tổng thống Wilson và cựu chiến binh của cả 2 miền hiện diện.

Điêu khắc gia đã hoàn tất bức tượng bà mẹ chiến sĩ miền Nam trên bệ cao 32 Food. Khi bức màn phủ tượng đồng kéo xuống, nét mặt bà mẹ miền Nam buồn rầu nhìn xuống hàng mộ của những đứa con trai hy sinh, nước mắt hòa giải long lanh trên má những người cựu chiến binh già cả hai miền đất nước. Từ trên đỉnh cao của Arlington, ngay tại khu nghĩa trang lính miền Nam nhìn xuống phía Nam, về phía tay trái là khu di tích mang số 14. Tại đây có 1 nấm mồ vĩ đại ghi dấu con số oan nghiệt 2111 chiến binh cả 2 miền trong cuộc nội chiến được chôn tập thể. Những trận đánh sau cùng ở vùng Ricmond, có lần trên 50 ngàn tử sĩ 2 bên hy sinh trong trận sáp lá cà đẫm máu. Khi mưa tuyết, bùn lầy trải qua nhiều ngày, đã có trên 2000 xác không thể nhận diện là quân Nam hay Bắc. Tư lệnh chiến trường đã cho chôn vào mồ tập thể và bên trên ghi dấu chiến sĩ vô danh của nội chiến. Hàng chữ khắc trên đá cẩm thạch đã dành cho lính hai bên lời xưng tụng cao quý và bình đẳng trước Thượng đế.

Như vậy vào 150 năm xưa, để hàn gắn thù hận cuộc chiến Nam Bắc, người Mỹ đã phải chờ đợi 35 năm mới tạm thời giải tỏa được nỗi niềm qua lãnh vực chung sự. Bao giờ đến lượt nghĩa trang quân đội Biên Hòa tại Việt Nam.

33 năm đã trôi qua

.

Tóm lược về Nghĩa trang quốc gia Arlington

1. Năm 1802 khu đất Arlington là tài sản của dòng họ Lee. Lúc đó ông Rober E. Lee là tướng quân đội Liên bang, chỉ huy trưởng trường West Point. Sau ông ra đi làm tư lệnh quân đội miền Nam trong cuộc nội chiến. Hiện nay vẫn còn ngôi nhà Arlington House tưởng niệm tướng Lee. (#15).

2. Nghĩa trang quân đội lúc đầu có 200 mẫu, chôn người lính đầu tiên tên là Christman, thuộc trung đoàn 67 ngày 13 tháng 5-1864.

3. Người nô lệ da đen là phu đào huyệt đầu tiên James Parks, sanh ra tại Arlington được giải phóng sau nội chiến và khi chết cũng được chôn tại đây.

4. 1500 chiến binh da đen trong hàng ngũ Liên quân hy sinh trong nội chiến cũng được chôn tại đây.(Section 27) Trên mộ bia có tên và 4 chữ USCT (United States Colored Troup). Có trường hợp chỉ ghi Citizen. Không một người da đen nào chôn ở Arlington trong tư cách nô lệ. (#19).

5. Nội chiến Hoa Kỳ kéo dài trong 4 năm từ 1861 đến 1865. Đã có 620,000 quân của 2 bên chết chôn cất tại nhiều nghĩa trang khắp nơi. Riêng quân miền Bắc đã chôn tại Arlington là 16 ngàn người.

6. Thời gian từ 1892 đến 1943 đã có 1 số chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến cách mạng chống quân Anh đã được cải táng vào Arlington.

7. Lần lượt các chiến sĩ hy sinh trong đệ nhất, đệ nhị thế chiến, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, Trung Đông đều được mai táng tại đây. Những tượng đài chiến sĩ vô danh (#8) cho mỗi cuộc chiến đều được xây dựng. Gồm cả các mộ chiến sĩ vô danh.(#14).

8. Hai vị tổng thống đã chôn tại Arlington là Tổng thống William H. Taft (#17) và tổng thống John F.Kennedy (#1) cùng các vị anh hùng tên tuổi, (#10) các phi hành gia, (#12) các anh thư liệt nữ của Hoa Kỳ.(#9) Các anh hùng của vụ 9/11 hay các chiến sĩ hy sinh trên các chiến hạm.(#11).

9. Hiện nay nghĩa trang Arlington có đến 624 mẫu đất và đã chôn cất trên 320 ngàn người gồm cả các tử sĩ và các công dân hy sinh cho đất nước. Mỗi tuần lễ, trung bình có 27 đám tang theo nghi lễ quân sự.

10. Sau cuộc nội chiến 1861-1865 có 2111 tử sĩ hai bên được chôn tập thể. Mộ chiến sĩ vô danh của cuộc nội chiến Hoa Kỳ nằm tại khu vực gần Arlington House (#14) . Năm 1901 là năm hòa giải dân tộc. Nghĩa trang và tượng đài của miền Nam được dựng lên (#18).

11.Đặc biệt tại Arlington có tổng cộng 62 người không phải quốc tịch Hoa Kỳ được http://www.take2tango.com/MyFiles/image/News/11-2008/Tuan%2010/ThuongTiec-08.jpgchôn cất.

Trong số nầy có 10 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. 9 người vô danh và 1 người là Thiếu tá bộ binh

Có 2 phi công Việt Nam vô danh mất tích tại Lào tháng 3-1968 trong chuyến bay cùng với Thượng sĩ Richarrd Fitts. Hiện chôn tập thể tại Section 34 grave 4524.

Trường hợp thứ ba là 7 chiến binh VNCH vô danh chết cùng 4 chiến binh Hoa Kỳ trên chuyến trực thăng rớt bên Lào ngày 5 tháng 3-1971 hiện chôn tập thể tại Section 3 Grave 4439.

Vào năm 1968-1971, Bộ tư lệnh KQ VN có thể đã ghi phi vụ mất tích, nhưng cho đến năm 1990 toán truy tìm MIA mới đến được chỗ lấy xác. Nhưng chỉ còn xương đã vở nát và lẫn lộn.

Ý KIẾN CỦA BẠN

Giữa những thằng miền Bắc từ trong rừng ra và những người miền Nam tự do, làm sao mà so sánh được như những con người trong cuộc chiến Nam Bắc ở Hoa kỳ? Khi nào còn bọn VC ngu dốt dùng bạo lực để trấn áp dân chúng VN thì đừng mơ tưởng chúng sẽ thực hiện được những điều nhân đạo cho các người còn sống, chứ đừng nói đến những người đã chết, ngay cả những "liệt sĩ" của bọn chúng. Chỉ có cách duy nhất là cùng nhau đứng lên đập tan chúng nó như ở Liên sô và các nước CS Đông âu mà thôi. Cái quan trọng là "Đừng sợ hãi!" thì chuyện gì cũng có thể làm được.

Quyết Thắng

Toi mong ban Quyet Thang cung gia dinh ban lam truoc de moi nguoi noi theo.Danh do bon CS cu the bang bao luc  nhu chien binh hoi giao moi thuyet phuc nguoi Viet trong nuoc va hai ngoai.Con nguoc lai khong lam nhu vay  thi nhieu nguoi qua chan roi .Hon 33 nam chang lam duoc gi ca ngoai tru gao thet nhu ban thi qua nhieu nguoi lam den chan riet moi nguoi chang con thiet tha gi nua

Minh

Thực ra, Cuộc Nội Chiến giữa Nam Bắc của Hoa Kỳ và Cuộc Chiến Nam Bắc của Việt Nam khác nhau nhiều lắm, khác từ bản chất đến hệ lụy của nó.

-Nguyên nhân chính đem đến cuộc nội chiến Hoa Kỳ là vấn đề Giải Phóng Nô Lệ, một vấn đề hoàn toàn nội bộ của một quốc gia.

-Cuộc chiến Nam Bắc Việt Nam xẩy ra hoàn toàn do bọn Tay Sai Cộng Sản Quốc Tế gây ra để Nô Lệ Hóa cả một dân tộc. Cộng Sản Việt Nam luôn luôn hô hoán Mỹ là Đế Quốc Xâm Lược : Hãy nhìn vào nước Nhật hoặc Nam Hàn, trong vòng tay “xâm lược” của “Đế Quốc Mỹ”, đã trở thành những cường quốc kinh tế và hoàn toàn độc lập. Còn đối với Việt Nam, được sự ưu ái của đàn anh Tàu Phù, giải đất hình chữ S càng ngày càng méo mó, diện tich cả nước năm 1975 là 365 ngàn KM vuông, cách đây vài năm học sinh ê a bài học địa lí diện tích chỉ còn 329 ngàn, và bây giờ chỉ còn hơn 310 ngàn.

-Hoa Kỳ sau nội chiến không có trả thù, không có cải tạo tù đày. Chỉ có một người duy nhất bị treo cổ vào tháng 11/1865, sau khi được xét sử đàng hoàng, là Thiếu Tá HENRY WIRZ; ông này bị kết tội đã ngược đãi tù binh làm chết hàng ngàn tù phương Bắc.

-Tại Việt Nam, sau cuộc chiến, những thảm cảnh xẩy ra như thê nào cả Thế Giới đều biết, không cần nhắc lại. Chỉ có điều, những người dân vô tội cả 2 miền Nam Bắc vẫn mãi còn bị đối xử như súc vật, biết đến bao giờ mới được “hít và thở” mà không cần phải ngó trước ngó sau. (Năm 2006, tôi có việc về VN, nếu có sẵn máy quay phim hay chụp hình, tôi đã lấy được cảnh một thanh niên mặc thường phục, tay trái dơ ra một tấm thẻ, màu đỏ thì phải, còn tay phải thì đấm tới tấp vào mặt 1 anh phu xe xích lô. Chính mắt tôi chứng kiến từ đầu, anh xích lô đẩy chiếc xe chở đầy hàng hóa, chả may chiếc càng xe đụng nhẹ vào một chiếc xe gắn máy của tên thường phục, tên này xuống xe và đấm vào mặt anh xích lô, lúc đầu anh xích lô có vẻ muốn chống cự lại, nhưng tên thường phục đã rút kịp ra một tấm thẻ, tay trái dí tấm thẻ vào mặt anh xích lô còn tay phải tống lia lịa vào mặt anh phu xe, anh xich lô cứ thế cúi đầu chịu đòn… Anh xích lô trông cũng chưa tới 30, có nghĩa là được sinh ra trên một đất nước vào thời “Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc”.).     

-Hòa Hợp Hòa Giải : Mặc dù 35 năm sau nội chiến, các chiến binh 2 miền Nam Bắc của Hoa Kỳ mới được hòa hợp hòa giải, trên thực tế, quân dân 2 miền đã “hòa” ngay từ khi cuộc chiến kết thúc, vì chính Luật và Hiến Pháp Hoa Kỳ đã là liều thuốc mạnh nhất để hàn gắn vết thương dân tộc.

- Còn đối với Luật và Hiến Pháp Việt Cộng chỉ là mớ giấy chữ hàng mã. Đại khái thì cũng có đủ mọi thứ quyền tự do, như tự do đi lại nhưng chỉ được “đi lại trong hàng rào”, tự do ngôn luận nhưng “nói hay viết phải có lợi cho đảng”, tự do biểu tình nhưng “hoan hô đả đảo phải theo đúng chỉ thị”…

Chính quyền VN Cộng Sản muốn thực sư có hòa hợp hòa giải, trước hết phải hòa giải ngay với người dân trong nước bằng cách “cởi bỏ xiềng xích” và coi họ là Con Người và cho họ cái Quyền Được Sống. Phải tức khắc cúng cô hồn đốt quách mớ giấy chữ Hàng Mã được gọi là Luật mấy lại Hiến Pháp đang hiện hành rat lợm giọng mà toàn dân đang phải chịu đựng.

Biên Hòa ơi, nếu ngày nào lũ giặc bán nước còn thống trị quê hương, sẽ chẳng có “ngày ấy” đâu, cái ngày mà Arlington chờ đợi sau 35 năm…

pham tu trong