Home Tin Tức Bình Luận Bài học từ quan hệ Việt - Xô

Bài học từ quan hệ Việt - Xô PDF Print E-mail
Tác Giả: Lê Quỳnh (BBC NEWS)   
Thứ Sáu, 12 Tháng 12 Năm 2008 13:47

Trong nhiều năm, kéo đến cả hôm nay, truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nhắc đến tình cảm khăng khít trong quan hệ giữa Bắc Việt (và sau 1975, Việt Nam thống nhất) với Liên Xô.

Khi Stalin qua đời năm 1953, Tố Hữu làm thơ có câu 'Thương mình thương một thương Ông thương mười'

Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh thường được trích dẫn: "Đối với Lênin, đối với Cách mạng Tháng Mười, đối với Đảng Cộng sản, Chính phủ Liên Xô và nhân dân Xô Viết, chúng ta 'Uống nước phải nhớ nguồn'".

Người giữ chức Tổng Bí thư Đảng gần 30 năm, Lê Duẩn, cũng nói: "Nhân dân Việt Nam hiểu sâu sắc rằng mỗi bước đi lên, mỗi chặng đường thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với những sự kiện trọng đại diễn ra trên đất nước Liên Xô”.

Nhưng gần 20 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, nay ít nhất trong giới nghiên cứu học thuật trong nước, mảng "xám" của mối quan hệ bắt đầu được nói ra.

Tại hội thảo Việt Nam học 2008 vừa kết thúc ở Hà Nội, tác giả Nguyễn Hồng Dung, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, nói phần nào đó, từ 1950 đến giữa thập niên 1970, Liên Xô đã "hạn chế Việt Nam hòa nhập".

Đánh giá Hồ Chí Minh giai đoạn 1920 - 1945, tiến sĩ Vũ Quang Hiển, Đại học Quốc gia Hà Nội, lại nhận định Hồ Chí Minh lúc này có nhiều quan điểm khác Quốc tế Cộng sản, và vì thế đã "bị lên án bằng những lời lẽ rất nặng nề từ những chiến sĩ cận vệ của Quốc tế Cộng sản".

Bị Quốc tế Cộng sản 'bỏ rơi'

TS. Vũ Quang Hiển nói "tuy hoạt động tích cực trong Đảng cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, nhưng quan điểm của Hồ Chí Minh có nhiều điểm không trùng hợp với quan điểm của Trung ương Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, chẳng hạn như vấn đề dân tộc ở thuộc địa, quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa."

http://www.bbc.co.uk/f/t.gif

http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/furniture/800_left_quote.gif Quan điểm của Hồ Chí Minh có nhiều điểm không trùng hợp với quan điểm của Trung ương Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản
http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/furniture/800_right_quote.gif

 

TS. Vũ Quang Hiển

"Trong khi Quốc tế Cộng sản cho rằng chủ nghĩa dân tộc chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản, thì Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông, 'chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước'".

Theo TS. Hiển, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề "xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông...vượt lên những quan niệm phổ biến trong Quốc tế Cộng sản, các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản và nhiều nhà cách mạng thuộc địa lúc bấy giờ".

Các nhà nghiên cứu nước ngoài từ lâu đã cho biết Hồ Chí Minh (hay Nguyễn Ái Quốc, tên được dùng từ 1919), thời trước 1945, không được Liên Xô trọng dụng.

Giờ đây, TS. Hiển cũng thừa nhận lần đầu tiên khi tới Moscow, ông Hồ "không nhận được sự quan tâm chu đáo".

Ông Hồ viết trong một lá thư tháng Ba 1924: "Đã hơn một tháng nay, tôi xin đồng chí vui lòng tiếp để có thể thảo luận với đồng chí về tình cảnh thuộc địa của Pháp. Cho tới nay, tôi vẫn chưa được trả lời. Hôm nay, tôi xin mạn phép nhắc lại sự thỉnh cầu đó, và xin đồng chí nhận lời chào cộng sản anh em."

Lý thuyết cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh bị chính những người cộng sản Việt Nam khi đó phê phán.

TS. Vũ Quang Hiển tiết lộ chính Hà Huy Tập, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1936 đến 1938, đã gọi Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (do Nguyễn Ái Quốc thành lập năm 1925) và Tân Việt cách mạng đảng "có những sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin", "mắc chủ nghĩa cơ hội trong lý luận và trong thực tiễn, tư tưởng biệt phái, đóng kín".

Cuốn Đường Kách mệnh được Hồ Chí Minh viết năm 1927, bị phê phán là "những điều ngu ngốc về lý luận".

http://www.bbc.co.uk/f/t.gif

 

Hà Huy Tập phê phán Nguyễn Ái Quốc "phạm một loạt sai lầm cơ hội chủ nghĩa"

Theo TS. Hiển, năm 1930 Hồ Chí Minh cho rằng phải thành lập đảng cộng sản riêng rẽ ở ba nước Đông Dương, nhưng Quốc tế Cộng sản chủ trương chỉ thành lập ở Đông Dương một đảng duy nhất.

Kết quả hội nghị ở Hong Kong tháng 10.1930, do Trần Phú chủ trì, quyết định bỏ tên Việt Nam cộng sản Đảng mà lấy tên Đông Dương cộng sản Đảng.

Ba năm sau, viết trên tạp chí lý luận của Đảng Cộng sản Pháp, Hà Huy Tập phê phán Nguyễn Ái Quốc "phạm một loạt sai lầm cơ hội chủ nghĩa" và rằng lúc mới thống nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam "chưa có đường lối chính trị đúng đắn".

Chiến lược đấu tranh dân tộc của Nguyễn Ái Quốc bị các đồng chí "Bônsêvich" Nga Xô như Trần Phú và Hà Huy Tập bác bỏ, thay bằng chiến lược đấu tranh giai cấp.

TS. Hiển thừa nhận quan điểm giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc đã không được đồng ý trong những năm 1930-1935.

Cũng trong thập niên 1930, một người nổi tiếng khác, Lê Hồng Phong, đã phê Nguyễn Ái Quốc là "tàn dư của cương lĩnh các nhóm cộng sản cũ đã máy móc chia giai cấp địa chủ thành hạng đại và trung".

Mãi cho tới tháng Sáu 1938, sau tám năm "trong tình trạng không hoạt động", bị Quốc tế Cộng sản thờ ơ, Hồ Chí Minh mới rời Liên Xô sang Trung Quốc, rồi về nước năm 1941.

Lúc này, trong Đảng đặt ra câu hỏi tiếp tục đấu tranh giai cấp như luận cương chính trị năm 1930 hay ngả theo đấu tranh dân tộc?

Một hội nghị tháng Năm 1941, do Hồ Chí Minh chủ trì, quyết định thay đổi chiến lược, ngả sang "cách mạng dân tộc giải phóng", tạm gác khẩu hiệu "cách mạng ruộng đất" và hứa để ba dân tộc Đông Dương có quyền tự quyết "tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành một dân tộc quốc gia tùy ý".

Như TS. Vũ Quang Hiển kết luận, từ năm 1920 đến 1945, cách mạng Việt Nam "chịu sự chi phối chặt chẽ của Quốc tế Cộng sản, nên phạm sai lầm giáo điều, tả khuynh".

Trong những năm 1923-1924, 1927-1928, 1934-1938, Hồ Chí Minh "không được Quốc tế Cộng sản đồng tình, nên bị kiềm chế, bị phê phán, thậm chí có lúc bị 'bỏ rơi'".

Trong vòng tay Liên Xô

Một tham luận khác của Nguyễn Hồng Dung, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, cũng có thể xem là đánh giá nối tiếp về mối quan hệ với Liên Xô sau khi Việt Nam độc lập.

Đặt vấn đề ở góc cạnh hòa nhập với thế giới bên ngoài, tác giả ca ngợi Nguyễn Ái Quốc, trước khi đến Moscow lần đầu, đã "nhận thức được sự cần thiết phải 'hòa nhập'", nhưng vì Quốc tế Cộng sản (QTCS) mà ông bị "hạn chế việc giao lưu".

http://www.bbc.co.uk/f/t.gif

http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/furniture/800_left_quote.gif Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, chính phủ Việt Nam cũng khó có thể chính thức cho rằng Liên Xô cản trở Việt Nam hoà nhập
http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/furniture/800_right_quote.gif

 

Nguyễn Hồng Dung

"Năm 1925, khi Nguyễn Ái Quốc trở về châu Á, QTCS đã không cấp cho Nguyễn Ái Quốc giấy giới thiệu với ĐCS Trung Quốc, với Quốc dân Đảng của Tôn Dật Tiên, không cung cấp tài chính đi đường."

"Năm 1930, với 'Chính cương, điều lệ Đảng tóm tắt', dù đã tế nhị vừa làm vừa lòng QTCS, vừa giữ vững chủ kiến của mình cho cả một đường lối cách mạng của dân tộc, nhưng vẫn bị QTCS và Stalin nghi ngại."

Sau 1945 vẫn không có cuộc hội kiến chính thức nào với Liên Xô, cả sau khi Hồ Chí Minh có điện gửi Stalin (mãi đến 1950, sau khi Trung Quốc đã công nhận Việt Nam, Moscow khi đó mới thiết lập quan hệ).

Năm 1948, Nam Tư đề nghị đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ Hồ Chí Minh, nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa "'giữ ý' với Liên Xô - thực chất cũng vẫn bị o ép, nên đã không mở được cửa sang phía Tây".

Cho đến năm 1954, Việt Nam dân chủ cộng hoà "cũng chưa làm gì được nhiều để hoà nhập".

Tác giả thừa nhận trong diễn ngôn chính thức, "không tìm thấy một văn bản, một dòng chữ, một câu nói về việc Liên Xô hạn chế Việt Nam 'hoà nhập'... Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, chính phủ Việt Nam cũng khó có thể chính thức cho rằng Liên Xô cản trở Việt Nam hòa nhập".

Bài học lịch sử

Nhìn lại lịch sử Việt Nam hơn 60 năm qua, những sai lầm của Đảng Cộng sản xảy ra khi họ "sao chép những quan điểm chỉ đạo đường lối từ một 'nơi khác' về áp dụng trong thực tiễn Việt Nam một cách máy móc".

Đó là nhận định trong tham luận của Ngô Vương Anh, báo Nhân Dân.

http://www.bbc.co.uk/f/t.gif

 

Tượng Lenin vẫn được đặt ở thủ đô Hà Nội

Tác giả phân kỳ các sai lầm theo từng giai đoạn:

"Trong giai đọan đấu tranh giành độc lập dân tộc là sự sao chép rập khuôn những chỉ thị của QTCS khi thực tiễn cách mạng ở những nước thuộc địa phương Đông (như Việt Nam) hoàn toàn khác so với tình hình cách mạng ở những nước tư bản công nghiệp châu Âu."

"Trong cải cách ruộng đất là sự sao chép công thức, cách làm từ các 'nước bạn' và áp dụng một cách cực đoan trên diện rộng."

"Sau tháng 4.1975 là công cuộc xây dựng mô hình CNXH dựa trên sự sao chép một mô hình có sẵn, duy ý chí để đạt mục đích."

Ngô Vương Anh kết luận: "Bài học thực tiễn trong lịch sử xây dựng và điều chỉnh để đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn hơn vẫn cần được xem xét."

Những tư liệu và lý giải lịch sử như thế có thể đã được nhiều người bên ngoài nói đến trước đây, nhưng đặt trong một hội thảo chính thống, chúng vẫn có giá trị khá mới.