Home Tin Tức Bình Luận Cuộc chiến không có lối thoát

Cuộc chiến không có lối thoát PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Khanh, RFA   
Thứ Tư, 31 Tháng 12 Năm 2008 04:30

12/31/2008  
Vừa rồi là Việt Long trong bài viết nói về các hoạt động của quân đội Do Thái khi thực hiện những vụ oanh kích nhắm vào các cứ điểm của Hamas trên Dải Gaza.

Do Thái vẫn tiếp tục oanh kích vào Gaza.

Các vụ oanh kích này đã bước sang ngày thứ tư, và số người thiệt mạng lên đến gần 400 người, chưa kể chừng 1,800 người bị thương. Hầu hết người chết hoặc bị thương đều là dân quân Hamas.

Như chúng tôi đã loan tải trong phần tin tức, Do Thái loan báo sẽ tiếp tục những cuộc oanh kích ở Gaza, và đích thân ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Ehud Barak cho biết đã sẵn sàng để đưa quân vào Gaza, đồng thời cũng báo trước cuộc chiến sẽ tiếp tục kéo dài trong nhiều tuần lễ.

Ban Việt Ngữ chúng tôi đã tiếp xúc với ông Matt Harris, một cựu thành viên của Uỷ Ban Đàm Phán Hoà Bình Trung Đông do chính phủ Hoa Kỳ thành lập, thành viên Uỷ Ban Soạn Thảo Lộ Trình Hoà Bình Do Thái-Palestines.

Cám ơn ông đã nhận lời nói chuyện với chúng tôi. Câu hỏi đầu tiên xin được đặt ra là cuộc chiến sẽ dài ngày, như chính phủ Do Thái mới loan báo…

KHANH: Điều đó hoàn toàn đúng. Điều mọi người đang nhìn thấy là một cuộc chiến lại bắt đầu tái diễn và dường như chẳng bao giờ ngừng. Hamas pháo kích vào lãnh thổ của Do Thái, quân đội Do Thái trả đũa bằng những cuộc dội bom. Đây không phải lần đầu tiên chuyện này xảy ra, vì trong quá khứ nhất là những năm gần đây những vụ pháo kích, ném bom qua lại đã từng diễn ra.

Điều cần phải lưu ý là lực lượng Hamas đang kiểm soát ở Dải Gaza đã tự ý hành động, không đếm xỉa gì đến vai trò chính trị của nhà cầm quyền Palestines. Thay vì phải đạt được thoả thuận chính trị với chính phủ đương thời Palestines để cùng nhau đàm phán hoà bình với Do Thái, thì Hamas lại cho mình quyền muốn làm gì thì làm, và đó là mấu chốt hay nói đúng hơn là trở ngại khó giải quyết. Cũng chính vì điểm này mà tôi bảo rằng cuộc chiến sẽ tái diễn, chưa thấy dấu hiệu ngừng.

Trận chiến ở Gaza sẽ không như ở Hezbollah-Li Băng.

Vài giờ đồng hồ trước đây, ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Ehud Barak của Do Thái cho biết đã sẵn sàng để đưa quân vào Gaza, trước đó Do Thái đã gọi 6,500 binh sĩ trừ bị tái ngũ. Liệu Do Thái có đủ quân để mở trận địa chiến ở Gaza không?

KHANH: Đây là một vấn đề mà chính phủ Do Thái phải cân nhắc về cả hai mặt quân sự lẫn chính trị. Khác hẳn với cuộc tấn công nhắm vào các địa điểm hoạt động của Hezbollah mà Do Thái đã thực hiện trên lãnh thổ Li Băng hồi 2006, những hoạt động quân sự mà chính phủ Do Thái muốn nhắm tới ở Gaza sẽ khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn nữa về chính trị lẫn quân sự, chưa kể đến một yếu tố khác mà chính phủ Do Thái không thể không cân nhắc là yếu tố nhân đạo, vì hiện đang có 1.5 triệu người Palestines sinh sống ở Gaza.

Giải pháp mà tôi đang nghĩ đến là cuối cùng, chính phủ Do Thái phải làm điều họ đã làm hồi 2006 ở Li Băng, tức là phải mời Liên Hiêp Quốc đưa đạo quân bảo vệ hoà bình tới, để có thể tách hẳn hoặc giúp loại trừ lực lượng quá khích theo Hamas và bảo vệ thành phần muốn hoà bình, ủng hộ cuộc thương thuyết mà chính quyền Palestines đang thực hiện.

Một bài toán hóc búa cho  Tân Chánh phủ Obama.

Ông nghĩ Tổng Thống Tân Cử Barack Obama và chính phủ của ông ta phải giải quyết chuyện Trung Đông như thế nào?

KHANH: không thể chối cãi là nếu tình hình hiện giờ tiếp tục kéo dài, chính phủ của ông Obama sẽ lâm vào thế khó khăn vì không biết giải quyết như thế nào. Tình hình Trung Đông bây giờ đang căng, lúc đó có thể còn căng hơn nữa.

Nếu tình hình hiện giờ tiếp tục kéo dài, chính phủ của ông Obama sẽ lâm vào thế khó khăn vì không biết giải quyết như thế nào. Tình hình Trung Đông bây giờ đang căng, lúc đó có thể còn căng hơn nữa.

Tại sao ông lại nói như vậy?

KHANH: tôi thấy 2 điều. Thứ nhất là không chỉ Hamas mà ngay chính các phần tử theo Hezbollah cũng muốn mở những cuộc tấn công, pháo kích nhắm vào Do Thái.

Thứ nhì là chẳng bao lâu nữa Do Thái sẽ tổ chức bàu cử quốc hội, và giữa tình hình chiến tranh sôi động như bây giờ, tôi không nghĩ các chính trị gia cũng như người dân Do Thái muốn nói đến hay muốn tìm một giải pháp ngoại giao.

Như vậy liệu chính sách về Trung Đông của chính phủ Obama có khác với đường lối hiện giờ của chính phủ George W. Bush không?

KHANH: nên nhớ là những người được ông Obama mời làm việc đặc biệt là nhân viên trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của ông Obama, đều là những người có nhiều kinh nghiệm về quan hệ Do Thái và khối Ả Rập. Vì thế họ biết những gì đang xảy ra, đoán biết được những gì có thể sẽ xảy ra, trước khi hoạch định đường lối, chính sách cho Trung Đông.

Khác biệt mà tôi thấy là kế hoạch hành động giữa ông Bush và ông Obama. Điều cả 2 ông Bush và Obama đều biết là chẳng bao giờ Do Thái đàm phán với Hamas cả, không thể nào Do Thái nói chuyện với một tổ chức lúc nào cũng nuôi ý tưởng muốn tiêu diệt mình, muốn xoá tên nước Do Thái trên bản đồ thế giới.

Khác biệt ở chỗ ông Obama nói sẽ thảo luận với Iran, và Iran chính là nước đang yểm trợ cho Hamas. Nếu cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Iran diễn ra, đương nhiên chuyện được đặt trên bàn hội nghị không chỉ là vấn đề hạt nhân, mà chắc chắn còn là vấn đề ngưng mọi yểm trợ cho Hamas nữa