Dân Đã Hết Sợ |
Tác Giả: Vi Anh | |||
Thứ Hai, 30 Tháng 3 Năm 2009 21:53 | |||
34 năm, người dân Việt bị sống trong chế độ độc tài đảng trị toàn diện của CS Hà nội. CS cầm quyền được nhờ dối trá và khủng bố. Dối trá để che dấu bản chất xấu, ác của Đảng Nhà Nước CS. Khủng bố để củng cố cho sự dối trá ấy. Nhưng bây giờ thời đó đã qua rồi. Người dân bị trị đã biết quá rành trò bá đạo đó. Người dân không còn sợ nữa. Phân tích sơ lượt hiện tình phản ứng của dân chúng đối với hai chế độ CS lớn còn sót lại Á Châu sẽ thấy người dân không còn sợ CS nữa. Một, Trung Cộng chế độ CS lớn nhứt ở Á Châu. Tất cả dân chúng ai ai cũng biết cơn khủng khoảng kinh tế tài chánh toàn cầu tác động sanh tử đến nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Nhà Nước TC. Đảng Nhà Nước TC không thể dối gạt bằng tuyên truyền lấy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hai hàng số làm thế chánh thống công quyền sau khi chủ nghĩa CS đã thất bại ở Liên xô và Đông Aâu nữa. Năm 2009 là năm CS Bắc Kinh lo sợ nhiều nguy hiểm xảy ra cho Đảng Nhà Nước. Nhơn kỷ niệm 60 năm ngày Mao Trạch Đông cướp được chánh quyền ở Trung Quốc, 50 năm ngày quân TC xâm lăng Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma phải lưu vong, 20 năm ngày đàn áp phong trào sinh viên Thiên An Môn, nhiều bất ổn chánh trị, xã hội xảy ra. Bất ổn từ phía dân chúng bị trị có thể đưa đến một thứ nổ chụp làm ít ra không lung lay, rạn nứt thì cũng làm suy tàn sụp đổ chế độ độc tài đảng trị ở thượng tầng kiến trúc xã hội. Phong trào nhân dân ở Trung Hoa đã thành hình trở thành một qui trình không thể đạo ngược được nữa dù Đảng Nhà Nước CS đã thử dùng mọi biện pháp cứng lẫn mềm để hoá giải mà không có kết quả. Trái lại nó cứ tăng lên, nhơn lên. Nếu năm 2005, đã có 87.000 cuộc biểu tình trưng thu đất đai, theo con số chánh thức của nhà nước -- con số thực tế cao hơn nhiều -- thì bây giờ nguy cơ biểu tình, bạo động, bạo loạn cao hơn, lớn hơn vì nạn thất nghiệp do kinh tế suy thoái gây ra. Ngày càng nhiều các công ty bị lỗ lã phải đóng cửa, đa số quịt lương công nhân. Những người lao động này vì kinh tế suy thoái phải về làng quê tay không, Tết không có tiền mua quà biếu, chỉ đem uất hận Đảng Nhà Nước về nông thôn. Tình cảnh của những "dân công" này là một thách thức lớn lao về mặt xã hội đối với nhà cầm quyền. Một sự "xuất cảng" bạo động về nông thôn. Chính sách nông thôn hài hoà của trung ương bị đặc quyền đặc lợi của đảng bộ địa phương phá đám, không hoá giải được nỗi căm hờn của người dân nông thôn chiếm trên hai phần ba dân số Trung Hoa nhưng nghèo khó, thiệt thòi quá mức so với cán bộ đảng viên cường hào ác bá sở tại quá giàu, quá quan liêu. Hai mươi năm sau, 26.02.09, sau nhiều lần Bà Đinh tử Lâm, người mẹ có đưá con trai là sinh viên bị Quân Đội TC bắn chếát lúc ban đầu, gởi kiến nghị cho nhà cầm quyền Bắc Kinh mà không được xem xét. Bây giờ đã thành Phong Trào "Các bà mẹ Thiên An Môn. Đã có 127 người mẹ đau khổ của các sinh viên khác bị giết cùng tham gia. Được tổ chức Human Rights Watch phổ biến kiến nghị, đòi nhà cầm quyền phải truy cứu kẻ đã ra lịnh thảm sát. Hàng ngày hàng chục ngàn lá thơ tràn văn phòng trung ương đảng đòi xét lại vụ thảm sát Thiên An môn, coi ai đã gây ra cơ sự. Còn người thiểu số các nơi mà lâu nay TC đã dùng đủ mọi cách trấn áp có, qui chụp là khủng bố Hồi Giáo, và cào bằng văn hoá và lấy đất đai quê cha đất tổ của họ làm quận huyện. Bây giờ những sắc tộc thiểu số này cũng hết sợ thiên tử. Dù TC đã thành công một phần làm cho quốc tế bớt chú ý đến thân phận họ. Như trong chuyến công du đầu tiên sang Á Châu, tân ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton không đặt nặng vấn đề nhân quyền và Tây Tạng, nhưng những sắc dân này đã chứng tỏ được với TC, sức ép cáng mạnh thì sức bật càng cao. Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng do lòng từ bi hỉ xả từng có đường lối hoà hoãn với TC, chỉ bày tỏ nguyện vọng "tự trị", chớ không "độc lập" nay cũng phải chuyển hướng cứng rắng. Ngài tuyên bố TC đã "diệt chủng văn hoá" Tây Tang, biến Tây Tạng thành "địa ngục trần gian". Còn TC thì trả đũa gọi Ngài là "con sói đội lốp nhà tu" và Tây Tạng là "thiên đàng ở trần thế". Lời lẽ cho thấy cuộc đối thoại đã chấm dứt. Hầu hết các cộng đồng người Tây Tạng ở hải ngoại và các cộng đồng bạn của Tây Tạng ở khắp nới trên thế giới, trong đó có người Việt hải ngoại tổ chức biểu tình phản đối TC nhơn kỷ niệm 50 năm TC xâm chiếm và thực dân mới Tây Tạng. Hai, quay sang Việt Cộng, đệ tử của Anh Cả Đỏ TC. Phong trào đấu tranh cho tự do tôn giáo, tự do dân chủ, nhân quyền trở thành một qui trình không thể đảo ngược được nữa. Các tôn giáo bị CS đăït ngoài vòng pháp luật chăûng những sống còn mà đang phát triễn sâu vào dân chúng. Phong trào chống trưng thu đất đã trở thành phong trào Dân Oan, Dân Ong thường dân và dân oan Công Giáo, suốùt từ Bắc chí Nam. Dân VN bây giờ không sợ cán bộ đảng viên CS nữa. Chẳng những đấu lý với công an, mà còn chưởi đảng viên nữa. Ngay trong hàng ngũ đảng viên CS đang hưởng đặc lợi đặc quyền cũng không dám khoe mình đảng viên, mấy năm tuổi đảng như hồi mới vào Saigon coi thâm niên trong đảng CS như bằng tiến sĩ nữa. Công nhân viên, cán bộ làm việc cho nhà nước trừ một số chóp bu nhiều quyền, nhiều tiền nhờ tham nhũng hối mại quyền thế, đa số còn lại sống thiếu thốn. Báo chí của Đảng Nhà Nước CS cũng bắt đầu bị bể vì sự trổi dậy của lương tâm nhà báo, lương tâm công dân trước những bất công, áp bức mà đồng bào mình phải chịu và do cán bộ đảng viên độc tài đảng trị toàn diên gây ra. Aùp lực của ngườøi Việt trong cũng như ngoài Đảng Nhà Nước ngày càng tăng trong việc TC xâm thực đất đai, biển đảo, CS Hà nội bí quá phải để cho Mặt Trận Tổ Quốc và Hải quân, giới trí thức hội thảo về chủ quyền VN đối với lãnh thổ và lãnh hải trước sự xâm chiếm, gậm nhấm của TC. Bên cạnh những mối nguy trầm kha đang chờ chế độ CS Hà nội gây ra, cơn khủng khoảng kinh tế tài chánh toàn cầu hiện tiền tác động vào, tạo thất nghiệp, thất bại kinh tế dựa vào xuất cảng hàng rẻ biến thành nguy cơ bất ổn xã hội không thua gì ở TC. Tỷ lệ và cường độâ các cuộc phản kháng, đình công, biểu tình, bạo loạn ở VNCS tăng không thua gì ở TC. Công nhân đình công phản đối lương thấp, thất nghiệp kèm đói kém, sản xuất suy đồi, xuất cảng bế tắc. Nông dân chống trưng thu đất đai, chống tham nhũng lan tràn thành quốc nạn. Xã hội bế tắc, cá nhân bí lối khiến các vụ án mạng hình sự ngày càng rùng rợn. Lớp trẻ tiêu biểu là sinh viên trao tay truyền đơn kêu gọi đổi thay. Trí thức tiến bộ càng ngày càng ly khai, dùng đủ mọi hình thức đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Tâm không phục, khẩu cũng không phục, càng ngày CS càng bị chưởi mắn công khai, bị động trong đối phó. Càng đàn áp, sức bật càng cao, chống đối càng nhiều. Tóm lại bao lâu mà dân hết sợ CS khủng bố thì cuộc thay đổi chế độ CS Hà nội bằng cách mạng nhung hay cách mạng bạo lực không còn là vấn đề có hay không, mà đã trở thành vấn đề chừng nào thôi. Có một định luật chánh trị giống định luậtù vật lý, vật gì càng cứng thì càng dễ bề, chế độ càng chặt chẽ càng dễ gãy đổ. CS là chế độ cứng rắn, chặt chẽ, cái gì ở dưới cũng chờ lịnh " trên". Chỉ cần cô lập Bộ Chánh trị là bộ não thì coi như guồng máy đảng nhà nước toàn thân bất toại.
|