Home Tin Tức Bình Luận Chuyện Phải Viết

Chuyện Phải Viết PDF Print E-mail
Tác Giả: . thụyvi   
Thứ Ba, 21 Tháng 4 Năm 2009 11:23

     Nhà văn Alexandre Solzenitsym: ‘ Khi thấy thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo, nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo, nếu ta không can đảm bỏ đi, ta phải ngồi lại, ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác”


     Hôm qua, đọc báo biết tin nhà văn Alexandre Solzhennitsyn qua đời, tôi buồn vì tiếc cho thế giới mất đi một nhà văn kiệt xuất, ngoài ra, tôi bồi hồi thương cảm cho số phận của đất nước tôi vô cùng.
    Đất nước của tôi còn bất hạnh, có lẽ bởi vì số đông những người Việt Nam lưu vong trên những xứ sở tự do, sống bằng cây bút, sống với văn học nghệ thuật còn thiếu một nhân cách can đảm như ông Alexandre Solzhennitsyn, một nhân cách bất chấp mọi nguy hiểm để nói lên sự thật, nói lên cái sai trái, cái độc tài, cái giảo quyệt của chế độ Cộng sản. Một nhân cách bất chấp mọi quyền lực bè phái dám bất bình vạch trần sự thật trước dư luận về một số người lưu vong hèn hạ vô ơn cái chính thể đã nuôi dưỡng họ được sống còn cho đến ngày hôm nay. Một nhân cách biết đau xót trước những khủng bố tù đày của những người đấu tranh không mệt mỏi cho một Việt Nam tự do dân chủ nhân quyền.
   Trước năm 1975, ông Mai Thảo, một trong những nhà văn lớn trên đất nước tôi, một người suốt đời sống bằng chữ nghĩa. Chữ nghĩa của ông sặc mùi rượu mạnh đêm đêm phòng trà, chữ nghĩa của ông trau chuốt óng ả sống thời thượng nhảy đầm trên những xác chết của vô số người lính ngoài mặt trận.
     Nữa đời còn lại, ông tiếp tục sống ngất ngưởng phong lưu tị nạn, chữ nghĩa của ông bây giờ nói lên khát vọng tự tôn: “ Ta thấy hình ta những miếu đền …. Đời ta sử chép cả nghìn chương…” Đọc những lời thơ thần thánh hóa một cách bệnh hoạn của một nhà văn già một đời nát rượu, tôi thấy thương ông, tôi tôn trọng những những gì gọi là văn học, nhưng ca tụng những dòng thơ huyễn tưởng của ông thì không, thế mà một số người lưu vong sống bằng chữ nghĩa họ lãng quên rồi những người Việt Nam Cộng Hòa anh hùng chết thật anh hùng cho đất nước, họ dấy động chữ nghĩa tâng bốc thơ ông là những dòng trác tuyệt, ông là bậc vĩ nhân, ông là cây đại thụ, là Nguyễn Du thời đại… Tôi ngán ngẫm vô cùng, mường tượng thấy trước mắt mình đang diễn lại hoạt cảnh điếu đóm tôn tụng, tự chia nhau chiếu trên chiếu dưới, tự phong mỗi người thống lảnh mỗi cõi Thái Sơn Bắc Đẩu như ngày xưa ở văn đàn nước tôi.
  Có người cho ông Trịnh Công Sơn dùng chữ dễ dàng như lấy từ trong túi áo. Vâng đúng vậy, không ai phủ nhận điều này. Chữ nghĩa của ông đẹp lắm, vì những chữ nghĩa đó được cưu mang được thấm đẫm bởi máu và mồ hôi của hàng triệu người đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước để bảo vệ hai chữ Tự Do. Sau năm 1975, ông sống hèn hơn tôi tưởng, chữ nghĩa đẹp của ông sợ hãi ngó lơ trước hàng hàng lớp lớp xác người trôi dạt khắp biển Đông. Chữ nghĩa đẹp của ông sợ hãi ngó lơ trước hàng hàng lớp lớp những trại tập trung cải tạo. Chữ nghĩa đẹp của ông sợ hãi ngó lơ trước hàng hàng lớp lớp những thân phận tù đày khổ sai trên khắp cùng rừng núi. Mỗi ngày ông TCS nhâm nhi rượu Tây rượu Mỹ, ông đem những chữ nghĩa đẹp của ông để ngất ngây say đắm ca ngợi cái xã hội ông đang sống mà mỗi ngày chung quanh ông có hàng triệu người đói cơm thiếu mặc. Ông đem những chữ nghĩa đẹp của ông để thiết tha ca tụng cái xã hội ông đang sống mà mỗi ngày chung quanh ông có hàng triệu người bị đòn thù bách hại.
  Ông chết. bạn bè ông trong nước, người nặn tượng, kẻ vẽ tranh, sùng bái ông [ tôi cũng vẽ một bức, vẽ chính con người của ông - mặt mày lơ láo, tóc tai dựng đứng.. Bức vẽ này tôi gởi về địa chỉ nhà ông ].
    Nực cười thay, tại hải ngoại, một số cây bút mà ngày trước họ đã sợ hải trốn chạy chế độ phi nhân phi lý phi pháp qua đây sống kiếp lưu vong, nghe ông TCS chết, họ vội vã dấy động chữ nghĩa khóc ông…!? [ tôi nghe ra, những lời thống thiết trơ trẽn đó có khác gì với cái trơ trẽn của Tố Hữu khóc Stalin ]. Nước mắt tôi không đổ cho loại người như ông TCS, loại người có tấm lòng chỉ để… gió thổi bay đi. Không bao giờ. 
 Tài hoa, họa sỉ bậc thầy mà sống vô hậu như các ông Đinh Cường và ông Trịnh Cung… Ngày xưa, các ông ấy cùng với bọn Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường thâm giao vô cùng trên mấy ngàn xác chết của dân Huế bị bọn Việt Cộng sát hại [ hình[1] Ngày nay, các ông ấy tiếp tục thản nhiên đàn đúm, làm ngơ trước những dòng nước mắt và trên những giải khăn tang của vô số đồng bào. Các ông ấy tiếp tục làm ngơ trước những nỗi gieo neo tận cùng nghèo khổ của hàng triệu dân lành, họ nghèo khổ tới nỗi những thanh niên thiếu nử phải chấp nhận bán đi nhân phẩm của mình cho bọn cầm quyền để được đem qua những xứ sở lân cận để làm những nghề thật tủi nhục , 167 cô gái quê VN  đang chờ đàn ông Nam Hàn tới lột truồng săm soi, để mua đem về nước, tuổi thơ các em là chích choát ngoài đường.

 Các ông ấy thinh lặng trước một xả hội suy đồi đạo đức một cách ghê sợ mà lịch sử nước nhà trước đây chưa hề xảy ra. Các ông thinh lặng trước một xả hội đầy rẫy bất công trong một chế độ độc tài tham nhũng thối nát giàu nghèo vô cùng chênh lệch và biết bao tội ác thì có khác gì với đồng lõa. Các ông ơi, chiêm ngưởng những ngòi bút cây cọ thui chột của các ông ? Không có tôi.
  Đất nước Việt Nam của chúng ta. Một giải đất thật nhỏ bé thật thân thương mà các tiền nhân, những vị anh hùng của chúng ta suốt mấy ngàn năm nay đã đổ biết bao xương da máu thịt trong lửa đạn để bảo vệ giữ gìn. Giờ đây bọn CS Việt Nam cắt từng miếng đất, dâng từng hòn đảo cho ngoại bang. Sơn hà đang lâm nguy. Nước nhà đang nguy biến. Những người sống bằng chữ nghĩa lưu vong trên những mảnh đất tự do đâu hả? Họ sợ gì sao không dấy động chữ nghĩa lên chiến đấu bằng ngòi bút của mình ? Dấy động chữ nghĩa lên kêu gọi lương tâm nhân loại. Dấy động chữ nghĩa lên đánh thức lòng yêu nước của người Việt Nam sống khắp nơi trên thế giới ? Chữ nghĩa của họ đâu rồi? Có phải chữ nghĩa của họ bây giờ chỉ dùng để kêu gào cổ súy cỏng rắn vô nhà? Có phải chữ nghĩa của họ bây giờ dùng để khích bác một cách ác độc ngu xuẩn làm thương tổn đến niềm tin về tôn giáo cao cả của mỗi người trong Cộng đồng ? Có phải thái độ sống của họ là một thái độ không làm người tử tế ? Có phải thái độ viết của họ là thái độ thiếu trung thực, gây rối, khiếp nhược, ích kỷ? Tôi ước gì ở hải ngoại này có được thêm vài ông Nguyễn Hữu Nghĩa, vài ông Chu Tất Tiến, vài ông Hoàng Hải Thủy, vài ông Duyên Anh, vài ông Bùi Bảo Trúc, vài ông Trà Lủ, vài ông Hà Thượng Nhân, vài ông Nguyễn Chí Thiện, vài ông Văn Quang, vài ông Đoàn Dự [uy vũ bất năng khuất , dám viết từ trong nước ]v..v… Chắc chắn cộng đồng sẽ bớt những kẻ sống bằng chữ nghĩa, thiếu lòng tự trọng quên bước đi bằng hai chân để được sự ân sủng của bọn Cộng Sản Việt Nam cho phép rao bán thơ văn của mình. Bớt những loại sâu bọ lên làm người còn giấu mặt. Bớt những kẻ vô lại như bọn Phạm Duy như bọn Nguyễn Cao Kỳ…
    Trong số các nhà văn nhà thơ, được mấy người có nhân cách đẹp không thèm tiếp Nguyễn Tuân như bà Nhã Ca? Nhưng có rất nhiều người như bà Mộng Tuyết.
    Những người Việt Nam lưu vong sống bằng chữ nghĩa nhân cách lương tâm kiệt xuất? Có, nhưng hiếm. Những người lưu vong Việt Nam sống bằng chữ nghĩa lương tâm công chính? Có, ít lắm.  Còn lại, một số họ sống cố tình lú lẩn quên rồi những oan nghiệt lầm than do hai chử Cộng sản, hoặc không thể làm bộ si khờ, thì họ sống chúi đầu xuống đất. Có người, họ sống thật khéo, thật bảnh bao mũ ni che tai, sống cả nể, sống phất phơ như loài cỏ dại, tâm tư quan điểm của họ trôi nổi như lục bình. Có số, họ còn tự cho mình là cao cả, là phi chính trị, là đứng trên những thị phi, văn chương thơ phú của họ là châu là ngọc trau chuốt thật tròn trịa đổi màu lấp lánh vái lạy tôn tụng nhau, để tự choàng cho nhau những vòng nguyệt quế thối rữa.  
   Tôi mơ ước cái chết của nhà văn Nga vừa qua sẽ đánh động lương tri và sự chân thật của những người Việt Nam lưu vong sống bằng ngòi bút.