Bi kịch Làng Mai Bát Nhã |
Tác Giả: Đỗ Thái Nhiên | |||
Thứ Sáu, 10 Tháng 7 Năm 2009 05:00 | |||
Làng Mai bát nhã và kịch bản trắng tay. Trên địa bàn hành chánh công quyền, ngôn ngữ Việt Nam có rất nhiều chữ để xác định vị trí hành chánh của thành phần quan-chức-nhà-nước: Quan văn, quan võ, chánh án, thượng thư, tể tướng, v.v… "Con ơi nhớ lấy câu này, Về mặt thời sự Việt Nam, các quan Cộng sản (CS) đang thực hiện một vụ cướp ngày nhằm vào Làng Mai Bát Nhã. Câu chuyện này chẳng khác nào một vỡ kịch gồm hai màn: Màn một – Hồi một - Sơ giao và dụ dỗ con mồi: Làng Mai là một trung tâm thiền tập do Thiền Sư Nhất Hạnh sáng lập. Trung tâm này hình thành tại miền Tây Nam nước Pháp năm 1982. Năm 1998 chương trình "Hiểu và Thương" cùa Làng Mai nhận lời cộng tác với Thượng Tọa Đức Nghi để mở các lớp nhà trẻ tại Bảo Lâm và Bảo Lộc. Được biết Thầy Đức Nghi là thành viên của Ban Trị Sự tỉnh Lâm Đồng, trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, gọi tắt là Phật Giáo quốc doanh. Các năm 2003-2004 thầy Đức Nghi mời một số giáo thọ (giảng viên) của Làng Mai về Việt Nam giảng dạy các khóa tu 5 ngày tại chùa Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Năm 2005, lần đầu tiên, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn 100 thiền sinh về thăm Việt Nam. Trước mặt đông đảo tăng ni, đồng bào Phật Tử, cán bộ các cấp tỉnh Lâm Đồng, thầy Đức Nghi long trọng tuyên xưng các lý lẽ sau đây: 1. Thầy Đức Nghi rất tâm đắc với những tác phẩm của thiền sư Nhất Hạnh. 2. Thầy Đức Nghi muốn khôi phục lại trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội do Hòa Thượng Nhất Hạnh sáng lập năm 1964 tại Việt Nam. 3. Sau nhiều năm đi thăm viếng những trung tâm tu học trên thế giới, thầy Đức Nghi cho rằng: pháp môn Làng mai là pháp môn thích hợp với đồng bào Việt Nam nhất. 4. Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh là người yêu nước, có lòng tôn vinh Đạo Pháp và Dân Tộc. Bởi các lý lẽ nêu trên thầy Đức Nghi quyết định cúng dường( cho khg) tu viện Bát Nhã cho Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và Làng Mai Pháp quốc. "Được lời như cởi tấm lòng", thiền sư Nhất Hạnh hoan hỉ chấp nhận sự cúng dường kia. Với tâm trạng "như cởi tấm lòng", thầy Nhất Hạnh tuyên bố: Làng Mai chỉ chuyên phụ trách việc tu học pháp môn Làng Mai. Chủ bất động sản vẫn là thầy Đức Nghi. Đồng thời thầy Đức Nghi nắm giữ công việc điều hành toàn bộ các vấn đề hành chánh, tài chánh, thay mặt tu viện Bát Nhã tiếp xúc với chính quyền các cấp. Từ đó, tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng nghiểm nhiên được gọi là Làng Mai Bát Nhã. Tháng 01/2006, tại Làng Mai Pháp, thầy Đức Nghi cùng với đệ tử là thầy Thích Đồng Châu được thiền sư Nhất Hạnh truyền đăng đắc pháp, trở thành giáo thọ Làng Mai, đồng thời là đệ tử của Sư Ông. Đầu tháng 05/2007, thầy Nhất Hạnh và phái đoàn được Nguyễn Minh Triết tiếp kiến tại phòng khách, phủ chủ tịch, Hà Nội. Ngày 07/07/2006, bằng công văn số 525-TGCP-PG, Ban tôn giáo chính phủ đã chấp thuận cho phép Làng Mai Bát Nhã tu học theo pháp môn Làng Mai. Như vậy, với sự chứng giám của chủ tịch nhà nước CHXHCNVN Nguyễn Minh Triết, một đàng là thầy Đức Nghi, đại diện Phật Giáo quốc doanh, đàng khác là thiền sư Nhất Hạnh, đại diện Làng Mai Pháp, hai đàng đã kết hợp cả về pháp lý lẩn cơ sở vật chất cùng nhân sự điều hành nhằm xây dựng và phát triển Làng Mai Bát Nhã. Thế là con mồi Làng Mai đã bước hẳn vào cạm bẩy của Phật Giáo Quốc Doanh. Thế là công việc "Cùng nhau xây dựng quê hương" bắt đầu. Hồi hai - Khai thác con mồi: Làng Mai Bát Nhã có khoảng 250 tăng ni và 100 tập sự xuất gia. Hàng tuần ban giáo thọ Làng Mai họp sinh hoạt đều đặn với sự tham dự của Thượng Tọa Thích Đức Nghi, viện chủ tu viện Bát Nhã, cùng với phụ tá thầy Đức Nghi là thầy Thích Đồng Hạnh. Làng Mai Bát Nhã có ba hoạt động căn bản: 1. Hoạt động tu học: 2. Hoạt động thiện nguyện: 3. Hoạt động xây dựng cơ sở tu viện Bát Nhã: Tháng 02/2007 công việc xây dựng cơ sở đã tạm xong. Lúc này Làng Mai Bát Nhã đã đủ sức chứa 500 người ăn ở và sinh hoạt. Tăng thân Làng Mai dự tính tập trung mọi năng lực vào việc xây dựng tăng thân và Phật Tử. Thế nhưng tăng thân định một đường, thấy Đức Nghi định một nẻo. Màn hai – Hồi một Luận tội và cưỡng hành trục xuất 18/06/2008 – Tại Làng Mai Bát Nhã, thầy Thích Nhất Hạnh nói chuyện với đệ tử bằng một bài pháp thoại mang tựa đề "Thầy dặn dò". "Ba lần về Việt Nam, tăng thân Làng Mai (Nước Pháp) đã thực hiện một số việc như: tấn phong giáo phẩm không thông qua GHPGVN, đề cập sai lệch những vấn đề chính trị của đất nước, đưa lên internet (Website Làng Mai) một số thông tin sai sự thực và thực tế ở Việt Nam…Những việc làm ấy là vi phạm pháp luật Việt Nam." Ngày 13/11/2008, công an xã Dambri, Lâm Đồng áp dụng biện pháp cưỡng hành nhằm trục xuất 400 đệ tử xuất gia cùng tập sự tu học theo pháp môn Làng Mai ra khỏi tu viện Bát Nhã. Con số 400 tu sĩ kia bao gồm ngoại kiều lẫn người Việt Nam cùng 40 ni cô xuất thân từ Huế. Hồi hai Cưỡng đoạt tài sả và đánh lạc hướng dư luận Lo sợ văn bản số 1329/TGCP-PG ngày 29/10/2008 cùng với hành động trục xuất thô bạo các vị tu hành của công an Damb'ri, Lâm Đồng sẽ bị quốc nội và quốc tế phản ứng gay gắt, ngày 19/11/2008, CSVN triệu tập tại v/p 2GHPGVN, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Saigon một phiên họp gọi là hội nghị Phật Giáo bất thường. Hội Nghi này gồm: 1. Đại diện nhà nước: ông Bùi Hũu Dược, vụ trưởng vụ Phật Giáo, từ Hà Nội vào. Đại diện Làng Mai không được mời tham dự phiên họp. Sau vài giờ thảo luận, hội nghị bất thường về Phật Giáo đã đưa ra bốn kết luận dưới hình thức biên bản của phiên họp. Bốn điều kết luận như sau: 1. Mọi người, nếu muốn có thể tu theo pháp môn Làng Mai. Biên bản này do thầy Thích Linh Toàn, trưởng ban từ thiện Phật Giáo Lâm Đồng ký tên. Đọc bốn kết luận nêu trên người đọc hiểu ngay rằng: Hội nghị 19/11/2008 là một hội nghị lơ mơ, không có giải pháp rõ ràng, không có hiệu lực pháp lý. Nó chỉ có tác dụng đánh lạc hướng suy nghĩ của dư luận sau vụ CSVN ồn ào và thô bạo trục xuất 400 tu sĩ Làng Mai. Làng Mai hoàn toàn trắng tay. Đặc biệt, sự việc Làng Mai không đươc phép có tiếng nói trong hôi nghị 19/11/2008 đã mạnh mẽ xác nhận: ngày nay, đối với CSVN, Làng Mai hiển nhiên là một con số không. Đã là con số không, làm gì Làng Mai có tư cách thương thảo về tài sản. Nói tóm lại, sau ba năm hòa hợp, hòa giải với CSVN, Làng Mai Bát Nhã đã bị hội nghị bất thường của Phật Giáo quốc doanh trung ương đẩy vào một hoàn cảnh đặc biệt bi thảm: từng người một đang bi trục xuất khỏi Việt Nam trong âm thầm với hai bàn tay trắng. Đó là nội dung cốt lõi của câu chuyện: Đỗ Thái Nhiên
|