Có phải là trò lừa bịp đối với nhân dân và xã hội? 1. Ngày19/11/2009 phiên tòa phúc thẩm Tóa án nhân dân TP Cần Thơ đã tuyên y án sơ thẩm 8 năm tù giam, buộc bồi hoàn hơn 4,3 tỷ đồng đối với bà Trần Ngọc Sương – Nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu! Dư luận báo chí trong và ngoài nước; những người đã từng đến, từng biết, ca ngợi nhân tố “điển hình” Nông trường Sông Hậu; đã từng nghe danh Nông trường và biết đến cuộc đời của những vị lãnh đạo Nông trường ấy từ hơn 30 năm qua; những vị nguyên lãnh đạo Nhà nước trước đây đã có công khẳng định, biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tập thể ấy cũng đã lên tiếng không đồng tình với bản án và đã có hơn 100 chữ ký của nông trường viên đề nghị được đi tù thay… Đối với nhân dân, những ai quan tâm những cái tốt ở trên đời hẳn không ai không hoài nghi nội dung bản án và đều nghĩ – có chuyện gì phía sau bản án đó?(*) đâu là sự thật? Mục đích của sự kết tội là gì? Bản án với nội dung kinh tế nhưng không đơn thuần kinh tế. Với cương vị của những người lãnh đạo xã hội qua kết quả xét phúc thẩm “vụ án” thì vẫn luôn câu nói quen thuộc, nhàm chán, không có sự sống – “Luật pháp nghiêm minh”; “Tóa án xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”…!?
Bà Trần Ngọc Sương và các cộng sự tại Tòa 2. Nông trường Sông Hậu - cái tên đã được rất nhiều người biết đến. Một Nông trường đã từng được tuyên dương Anh hùng, được thưởng nhiều loại huân chương. Cả 2 đời giám đốc - Cha: Trần Ngọc Hoằng và Con: Trần Ngọc Sương - đều được tuyên dương anh hùng lao động..”Anh hùng”- theo từ điển tiếng việt online: 1. Người lập nên công trạng đặc biệt lớn lao đối với nhân dân, đất nước… 2. Nhân vật thần thoại có tài năng và khí phách lớn, làm nên những việc phi thường… 3. Danh hiệu vinh dự cao nhất của nhà nước tặng thưởng cho người hoặc đơn vị có thành tích và cống hiến đặc biệt xuất sắc trong lao động hoặc chiến đấu… (http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/). Nhờ có những cá nhân “anh hùng” mới xây dựng nên “tập thể anh hùng”. “Công trạng”;” thành tích và cống hiến đặc biệt xuất sắc” đã được vinh danh có thật sự “xuất sắc”?!
Nông trường ấy hơn 30 năm qua, đã đi từ cơ chế bao cấp qua đổi mới tiếp tục đi vào cuộc sống mới! Thời gian và cuộc sống đã khẳng định; cuộc đời của mỗi nông trường viên gắn bó với Nông trường mà hơn 100 chữ ký xin ở tù thay cho bà Ba Sương đã thể hiện.
Cuộc đời, cuộc sống của mỗi con người đã gắn bó, sống, lớn lên với nông trường chế độ nhà nước đã “tôn vinh” cả “tập thể anh hùng” và xã hội cũng đã “tôn vinh”. Thật hay là giả? Tốt hay là xấu? Có phải là trò lừa bịp đối với nhân dân và xã hội? Chúng ta mong rằng nó là tốt, là đẹp, là “anh hùng! Nếu vậy, khi tòa án tuyên án - một cá nhân anh hùng, cá nhân ấy tất cả cuộc đời đã hy sinh bản thân mình góp phần tạo nên nó nay tòa án của chế độ kết án nó - mà sự hình thành nên nó là cả một quá trình lịch sử hơn 30 năm với những thành quả nó làm nên…thì sự tuyên án ấy có ý nghĩa gì? Lập lại công bằng theo “cán cân công lý” ?! 3.
Phiên tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân thành phố Cấn Thơ tuyên án một nữ giám đốc “anh hùng lao động”, “người phụ nữ ấn tượng châu Á - Thái Bình Dương" sai phạm về “quản lý kinh tế”(!) vì…"Lập quỹ trái phép"! Quỹ ấy là Quỹ gì? Trước đây Quỹ ấy có tên gọi là “Quỹ đời sống” do Công đoàn Nông trường quản lý “có tác dụng cho bà con nông trường trong việc ma chay, lễ tết, thăm viếng, thi đua khen thưởng, hỗ trợ gia đình chính sách…”(!) Một tổ chức công đoàn nhà nước thời kỳ ấy Công đoàn với chức năng của mình là “chăm lo đời sống của người lao động”. chứ chưa có chức năng “bảo vệ lợi ích”. Ở Công đoàn Trung ương có cả Ban đời sống, trong cả hệ thống tổ chức công đoàn và ở cơ sở đều có Ban đời sống, “Quỹ đời sống”. Những kẻ chủ tọa phiên tòa tuyên án; những kẻ điều tra vụ án; những người lãnh đạo, chỉ đạo phiên tòa “dân chủ, theo đúng pháp luật” đã lớn lên, trưởng thành đến ngày nay và ngồi chủ tọa, tham gia phiên tòa xét xử chắc không ai không từng nhận một phần “đời sống” của mình từ những hổ trợ đời sống từ “quỹ đời sống” trong mỗi cơ quan. Đó là lịch sử trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của những “cơ chế kinh tế” với những mối quan hệ hữu cơ, tương tác trong quản lý của các Ban. Ngành chức năng trung ương, địa phương; cho đến hôm nay với “nhà nước pháp quyền xhcn” có nhiều Luật lệ đã thay đổi theo cơ chế quản lý kinh tế mới nhiều thành phần của nền kinh tế thị trường “định hướng xhcn”…Những “tôn vinh” tập thể (Nông trường), cá nhân (ông Năm Hoằng và bà Ba Sương) Nông trường Sông Hậu là sự khẳng định “thành tích và cống hiến đặc biệt xuất sắc” trong quá trình thời gian ấy. Tuyên án của Tòa án là sự phủ định những gì chế độ đã tôn vinh. Những “sai phạm” và những “giá trị” (!) nó “gây hậu quả nghiêm trọng” có thật sự “nghiêm trọng” so với đầy dẫy những sai phạm trong quản lý kinh tế nhan nhãn như “chuyện thường ngày” trên đất nước này mà chẵng có cơ quan nào điều tra, xét xử và có phải đó chỉ là trách nhiệm (nếu có; nhiều, ít; nghiêm trọng hay không nghiêm trọng) của anh hùng lao động Trần Ngọc Sương?!
Tuyên án Bà Trần Ngọc Sương, theo tôi, đó là Tòa không những đã “tuyên án” một kẻ “ngu trung” mà chính là tuyên án chính chế độ đã sinh ra nó; là tuyên án người, thay mặt một tổ chức nhà nước có thẩm quyền đã quyết định tôn vinh danh hiệu Anh hùng cho đơn vị anh hùng; cho những cá nhân anh hùng; là tuyên án cái “nguyên nhân của mọi nguyên nhân thắng lợi” từ cấp trung ương, địa phương, cơ sở; là Tóa tuyên án cả cơ chế chính trị; cả bộ máy nhà nước này, chế độ đã sản sinh ra nó, công nhân nó, tôn vinh nó… Qua tuyên án bà anh hùng lao động Trần Ngọc Sương tòa án chế độ đã tuyên án cái tốt cuối cùng mà chế độ đã được nhân dân nuôi dưỡng qua 2 cuộc kháng chiến đã tạo nên.Tuyên án những con người tốt, những con người có trái tim nhân hậu, yêu thương, mình vì mọi người, cả đời hy sinh cống hiến không vì lợi ích riêng tư, tất cả vì cuộc sống hạnh phúc của con người bằng chính lao động của mình tạo ra chứ không phải sống ăn bám, nhũng nhiễu nhân dân, xã hội; tham nhũng từ trong luật pháp để làm giàu bất chính vì lợi ích cá nhân mình và tập đoàn, phe phái… Đó là sự tuyên án cáo chung của một chế độ nhân danh “của dân, do dân, vì dân!” Mặt trái của sự tuyên án đã bộc lộ tất cả! Nhân dân, những người có tâm, biết suy nghĩ không ai tin lời tuyên án đó đối với bà Ba Sương. Bà Ba Sương là một nan nhân, một trong hàng trăm, hàng triệu nạn nhân người Việt Nam sống trong đất nước này. Bản Tuyên án của chánh tòa phúc thẩm Thẩm phán Nguyễn Văn Trinh cũng là tuyên án chính mình - một phiên tòa bất công, không có cán cân công lý; đạo đức, lương tri; một quan tòa tiêu biểu cho những con người vô cảm- sản phẩm “ con người mới xhcn” mà chế độ đã tạo ra!
|