Bức Tường Bá Linh: Hai Bài Học Đúng Cho VN lúc này |
Tác Giả: Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên, Kinh tế | |||
Thứ Tư, 16 Tháng 12 Năm 2009 08:50 | |||
Cách đây 20 năm, chúng tôi đã ghi lại Thông Tin từ các Đài Truyền Hình về việc sụp đổ của Đế quốc Cộng sản Liên Xô và những nước Đông Âu.
Tổng cộng gồm 22 cuốn phim video, mỗi cuốn dài 3 tiếng đồng hồ. Chúng tôi còn nhớ rằng cuốn phim về sụp đổ của Roumanie và cái chết của Ceausescu được tôi ghi thêm cắt nghĩa bằng tiếng Việt và được chuyển về cho một Đại học ở Việt Nam. Nếu cách đây 20 năm, tôi chỉ nhìn hình ảnh những biến cố xẩy ra mà không có những tìm hiểu vào chiều sâu hơn, thì ngày nay qua những tóm tắt, bình luận của các Đài Truyền Hình và qua chính những trả lời của GORBATCHEV, tôi có dịp suy nghĩ về những bài học có thể rút ra từ những biến cố của việc sụp đổ cả một chế độ Cộng sản. Tôi muốn ghi lại những bài học ấy mong giúp ích cho cuộc đấu tranh hiện nay tại Quê Hương Việt Nam. Chúng tôi thấy hai Bài học sau đây rất đúng cho Việt Nam ở thời điểm này: Bài học 1: BÀI HỌC TÔN GIÁO Thái độ tích cực yểm trợ của Giáo Hòang Gioan-Phalô II cho CÔNG ĐÒAN ĐÒAN KẾT tại Ba Lan được coi là yếu tố tiên phong gián tiếp cho tranh đấu đánh sập Bức tường Bá Linh. Hai Nhà Thờ tại Đông Bá Linh là nơi quy tụ cầu nguyện đấu tranh trực tiếp cho sụp đổ Bức tường năm 1989. Tại Việt Nam lúc này, cao trào đấu tranh cho CÔNG LÝ và HÒA BÌNH đã đứng lên mạnh tại Hà Nội (Tòa Khâm sứ và Xứ Thái Hà), tại Vinh (Tam Tòa). CSVN đang sợ hãi sự lớn mạnh này. Bài học 2: TỪ TÌNH TRẠNG KINH TẾ KIỆT QUỆ ĐẾN THA HÓA XÃ HỘI Tình trạng Kinh tế tồi tệ đưa đến Tha hóa Xã hội tại Nga vào những năm 1985 khi GORBATCHEV lên nắm quyền đã đến lúc chín mùi, là một định mệnh cho sụp đổ của Chế độ Cộng sản. Tuyên bố GLASNOST và PERESTROIKA của GORBATCHEV như cải cách mong níu lại hình thức một chế độ đã đưa đến hậu quả Kinh tế tồi tệ và Xã hội tha hóa cực điểm cũng không thể tránh được sụp đổ đến như một định mệnh. Nga không còn đủ sức can thiệp vào những nổi dậy của các nước Đông Aâu nữa và đây là chìa khóa cho sụp đổ Bức tường Bá Linh cũng như các nước Đông Aâu chỉ trong vòng hơn một năm. Tại Việt Nam, trong thời điểm này, Luật sư TRẦN LÂM, , nguyên Thẩm phán Toà Án Nhân Dân Tối Cao, nguyên trưởng ban tuyên giáo tỉnh và hiệu trưởng trường Đảng trong nhiều chục năm, đã viết một bài dài dưới đầu đề “SỰ THAY ĐỔI ĐÃ ĐẾN GẦN“, tả ra tình trạng yếu kém Kinh tế, tệ nạn tha hóa Xã hội để Luật sư dám nói rằng sự thay đổi đã đến gần. Một Gíao sư người Nhật nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam đã nói rằng: “Các bạn tưởng tượng toàn bộ bây giờ cơ cấu làm việc ở Việt Nam trong một ngày mà ngừng tham nhũng hoàn toàn, không tham nhũng, hối lộ gì hết thì không làm việc được. Nó như dầu bôi trơn máy, nếu như tịt dầu đi thì máy cháy.” Tình trạng tham nhũng lan tràn này ở Việt Nam giống như ở thời kỳ Gorbatchev phải than rằng tham nhũng của công chức đến chỗ nhận một ly rượu Vodka. Bài học 1: BÀI HỌC TÔN GIÁO Đức Tin Tôn Giáo, nơi tụ họp cầu nguyện và sự cứng rắn của Giáo quyền thực sự đã góp phần rất lớn trong việc làm sụp đổ Cộng sản trong những năm 1989-91. Những đóng góp này hòan tòan thuộc phạm vi bổn phận Công dân trước những độc ác tội lỗi đang chồng chất lên xã hội, cho những người sống quanh mình và cho chính bản thân mình. Đây là vấn đề tự vệ cho mình và hợp tác với những người đồng cảnh ngộ để tự vệ tập thể cho có hiệu lực hơn. Đây không phải là việc làm Chính trị mà là quyền tự vệ cho cuộc sống. Cuộc đấu tranh của Công đòan ĐÒAN KẾT Ba-Lan Hai khách mời quan trọng hơn cả trong Lễ kỷ niệm 20 năm Bức tường Bá Linh là GORBATCHEV và WALESA, luôn luôn cùng đi bên cạnh với Bà MERKEL. Ông Lech WALESA được coi là tiên phong đóng góp làm sụp đổ chế độ Cộng sản. Chính vì vậy cuộc Lễ Kỷ Niệm đã dành cho Oâng vinh dự đẩy Domino đầu tiên làm sụp đổ Bức tường tượng trưng bằng 1'000 chiếc Dominos. Ông và Công đòan ĐÒAN KẾT mang một Đức Tin Công giáo vững mạnh luôn được cổ võ công khai bởi chính Đức Giáo Hòang Gioan-Phaolô II. Khi thăm Ba Lan và gặp gỡ WALESA cũng như Công Đòan, Đức Giáo Hòang thẳng thắn khuyên mọi người:“Các con đừng sợ và hãy can đảm tiến tới“. Tờ LE MONDE thứ Ba 10.11.2009 đã bình luận:“Jean-Paul II, une participation active et heroique à la lutte“ (Gioan-Phaolô II, một sự tham dự tích cực và anh hùng cho cuộc đấu tranh). Ngày 22.01.2002, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, qua 26 Giám Mục Việt Nam trước mặt Ngài tại Vatican, đã gửi cũng những lời cổ võ “đừng sợ hãi nữa“, “hãy can đảm đứng lên tiến ra khơi“ đến tất cả các Linh mục, Tu sĩ Nam Nữ và tòan Giáo dân Việt Nam. Đây là lời cổ võ chính đáng cho sự thiện. Nếu lúc này, vì những mưu mô xảo quyệt trao đổi ngọai giao trần thế của CSVN, mà Đức Giáo Hòang đương kim hay một Hồng Y nào ở Vatican tìm cách làm nhụt chí đấu tranh của Linh mục, Tu sĩ Nam Nữ và Giáo dân Việt Nam, thì đó là việc làm giảm Đức Tin Tôn Giáo và đánh lạc hướng Lương tâm của Tín hữu, nếu không muốn kết luận rằng đây là việc chủ mưu tòng phạm với quân Pharisiêu CSVN nhằm tiếp tục gây tội ác không những cho Giáo dân VN nói riêng mà còn cả cho Dân tộc VN nói chung. Tinh thần Tôn Giáo nơi GORBATCHEV Trong thời gian học Đại học Luật tại Mạc Tư Khoa, Gorbatchev luôn luôn chơi thân với một người bạn đến học từ Prague, tên là MLYNAR, cùng học Luật. Vợ của người bạn này là bạn gái cùng phòng với RAISSA. Chính vì mối quan hệ này mà RAISSA trở thành vợ của GORBATCHEV. Khi học xong tại Mạc Tư Khoa, MLYNAR trở về Prague và vào được Bộ Chính trị. Nhưng sau này ông theo Phong trào Mùa Xuân Prague và bị mất chức. MLYNAR đã viết về tinh thần Tôn giáo (Chính thống giáo) của Gia đình Gorbatchev. Oâng nội và cha của Gorbatchev âm thầm sùng đạo, mặc dầu cũng là những người theo STALINE. Thời Staline rất khắt khe và nguy hiểm về Tôn giáo. Nhưng theo tiết lộ của Gorbatchev cho bạn của mình, thì Gia đình đã dấu Hình Đức Mẹ ở đàng sau hình của Staline để lén lút cầu nguyện. Tinh thần Tôn giáo của Gia đình đã ảnh hưởng lên tinh thần của Gorbatchev. (Tài liệu: MIKHAIL S.GORBATCHEV by David Kings, Xuất bản Time Incorporated N.York 1988). Hai Nhà Thờ tại Bá Linh: Nơi tụ họp thường xuyên đấu tranh Hai Nhà Thờ đó là Nhà Thờ GETHSEMANI và Nhà Thờ ST.NICOLAS. Trong năm 1989, cả hai Nhà Thờ là nơi họp lại thường xuyên của những Tín hữu dấn thân trong tinh thần đấu tranh cho những giá trị mà Lương tâm đã được thấm nhuần. Mở đầu ngày KỶ NIỆM 20 NĂM BỨC TƯỜNG BÁ LINH SỤP ĐỔ, buổi sáng sớm 09.11.2009, Bà Thủ tướng Angela MERKEL cùng các quan khách đã đến Nhà Thờ GETHSEMANI để dự Lễ Nghi Tôn Giáo kỷ niệm. Việc khởi đầu Ngày Kỷ Niệm bằng một LỄ NGHI TÔN GIÁO chứng tỏ tầm quan trọng đóng góp của Nhà Thờ này vào sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh. Nhà Thờ GETHSEMANI do Mục sư Bernd ALBANI chủ trì. Tín hữu đến đây để thường xuyên và định kỳ cầu nguyện cho Hòa Bình. Các buổi cầu nguyện luôn luôn được kết thúc bằng bài ca “DONNA NOBIS PACEM“ XIN CHO CHÚNG TÔI HÒA BÌNH. Gerhard SCHONE là một Ca sĩ rất được biết tới tại Đông Đức. Oâng là người đã thường xuyên đến hát tại Nhà Thờ GETHSEMANI trong những buổi họp cầu nguyện. Ngày nay, hỏi lại Oâng tại sao hồi ấy ông có dịp sang Tây Bá Linh mà ông vẫn ở lại. Oâng trả lời rằng hồi ấy tôi cảm thấy những người đến Nhà Thờ tụ họp đấu tranh cần tiếng hát của tôi để giữ vững tinh thần, nên tôi không ra đi trước được. Nhà Thờ ST.NICOLAS do Mục sư Christian FUHRER chủ trì. Đến Nhà Thờ này, phần đông là giới trẻ mang tinh thần đấu tranh sôi động hơn. Thường xuyên đến Nhà Thờ này là Nhạc sĩ Matthias KREHER để chơi nhạc trong những cuộc hội họp. Theo Mục sư Christian FUHRER, thì tại Nhà Thờ này đã có những cuộc họp định kỳ mỗi tuần ngày Thứ Hai từ năm 1982 để cầu nguyện đấu tranh cho những giá trị tinh thần. Năm 1989, tháng 10, từ Nhà Thờ, giới Thanh niên đã căng Biểu Ngữ và tiến ra ngòai phạm vi Nhà Thờ để diễn hành. Công an đã can thiệp bằng cách giật và xé Biểu Ngữ. Hành động này của Công an đã được ghi hình và phổ biến trên Truyền Hình Tây Đức. Thế là cả Đông Đức và Tây Đức, dân chúng biết đến việc đàn áp bằng bạo động của Công an. Chính Nhà Nước đã làm tăng thêm Phong trào người dân đứng dậy, kéo càng đông đến Nhà Thờ. Ngày nay, phỏng vấn những nhân viên STASI về hai Nhà Thờ, họ đều công nhận đã được lệnh kiểm sóat, lấy hình, thâu phim những nhóm đến hai Nhà Thờ GETHSEMANI và ST.NICOLAS. Điều làm họ ngạc nhiên là họ hiểu Tín hữu biết rõ có việc kiểm sóat, thu hình của STASI, nhưng những người đến hai Nhà Thờ dường như không sợ hãi gì và đến Nhà Thờ như một nhu cầu để biết thông tin và truyền thông cho nhau tâm tình và ý chí đấu tranh. Tại Việt Nam ngày nay, chúng ta nghĩ đến những cuộc tụ họp cầu nguyện tại Khuôn viên Tòa Khâm sứ, tại Thái Hà, tại Tam Tòa. Những Tín hữu đến cầu nguyện bị đe dọa, bị thâu hình, bị đàn áp bằng võ lực thực sự của Công an. Nhưng Tín hữu đã không sợ hãi, kéo đến mỗi ngày mỗi đông. Phong trào Hiệp Thông cầu nguyện mỗi ngày mỗi lan rộng. Đây là những cuộc tụ họp đấu tranh cho CÔNG LÝ và HÒA BÌNH rất chính đáng. Hồng Y Quốc Vụ Khanh từ Vatican đã một lần can thiệp và bị quân Pharisiêu CSVN phản bội. Đây là một việc can thiệp lỗi lầm. Quân Pharisiêu CSVN còn đang muốn gian giảo tìm cách trao đổi ngọai giao trần thế với Vatican để nhằm phá đổ ĐỨC TIN và LƯƠNG TÂM cho sự thiện của Công giáo Việt Nam. Vatican không thể để mình bị lừa gạt nữa. Bài học 2:TỪ TÌNH TRẠNG KINH TẾ KIỆT QUỆ ĐẾN THA HÓA XÃ HỘI Khi nói lý do KINH TẾ là ĐỊNH MỆNH làm sụp đổ Cộng sản Nga, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến hai khía cạnh: Một số những bài viết nói đến lý do dân chúng đấu tranh cho Tự do, Dân chủ như là yếu tố chính làm sụp đổ chế độ Cộng sản Nga và Đông Aâu. Đối với quan điểm của chúng tôi, cái nhìn đưa về tình trạng KINH TẾ tồi tệ, một thất bại của chủ trương Kinh tế Tập quyền Chỉ huy, là lý do căn bản đạp đổ Cộng sản. Việc sụp đổ Cộng sản là một ĐỊNH MỆNH, nghĩa là đây không phải là ý chí cải cách của chính cá nhân GORBATCHEV. Nó là Định Mệnh phải xẩy ra, cho dù chính Gorbatchev muốn cản cũng không được. Tình trạng Kinh tế tồi tàn của Nga Khi GORBATCHEV lên nắm quyền Những tài liệu mà chúng tôi lấy để viết bài học này là từ cuốn MIKHAIL S.GORBATCHEV do Tác giả David KINGS, xuất bản năm 1988 do Time Incorporated N.York, được dịch ra Pháp ngữ dưới tựa đề MIKHAIL GORBATCHEV, BIOGRAPHIE INTIME. Gorbatchev sinh ngày 02 tháng 3 năm 1931 tại làng nhỏ Privolnoie thuộc vùng Stavropol, một vùng nông nghiệp phía Nam Liên xô. Học hành thời nhỏ không có gì xuất sắc, nhưng nhờ tận tâm họat động trong đòan Thanh niên Cộng sản, nên ông được khen thưởng và được giới thiệu lên Mạc Tư Khoa học Đại học. Ông muốn học ngành Kỷ thuật Vật lý, nhưng vì yếu môn Tóan, nên buộc phải được chỉ định học Đại học Luật. Đây là Đại học ít Sinh viên nhất vì Luật pháp dưới thời Staline không có ý nghĩa gì. Xong Đại học Luật, Oâng trở về tỉnh và trở thành Bí thư đảng của tỉnh. Sau 20 năm chỉ ở tỉnh đồng quê canh nông này, tên ông được lưu ý đến và được gọi về Thủ đô Mạc Tư Khoa. Việc thăng tiến tới chức vụ lớn nhất trong đảng Cộng sản Nga cũng không phải là do công lao của ông, mà chỉ là sự run rủi ngẫu nhiên của thời thế mà chính ông không chủ động. Thực vậy, thuộc Tỉnh ông, có những suối nước nóng, nơi mà các Lãnh tụ già yếu, mang phong thấp đau mình nhức xương của đảng đến vùng đó tắm chữa bệnh. Từ đó, những Lãnh tụ già yếu này biết đến tên ông và sau này nhớ lại sự chăm sóc chữa bệnh của ông mà gọi ông về Mạc Tư Khoa. Sau khi Brejnev chết, cánh Lãnh tụ già nối nhau đứng đầu đảng. Vì già, Andropov cũng chỉ được 18 tháng thì chết. Một ông già khác Tchernenko cũng chỉ nắm quyền đảng được mấy tháng thì chết. Trong Bộ Chính trị, chỉ có Gorbatchev là còn sung sức, nhờ tuổi trẻ và nhờ không uống Vodka. Có những Lãnh tụ già phải nhờ vịn vào vai của Gorbatchev mới có thể đi tham dự đám táng nhau được. Sau cái chết của Tchernenko, Đảng Cộng sản Nga thấy rằng không thể chọn các cụ già gần đất xa trời lên đứng đầu đảng để vừa tổ chức đăng quang quyền hành xong, đã phải nghĩ đến tổ chức đám táng. Các cụ quyết định chọn một người trẻ để đỡ phải lập bập đọc những điếu văn liên hồi. Mikhail GORBATCHEV được chọn lên nắm quyền từ năm 1985. Khi lên nắm quyền, Gorbatchev đứng trước một tình trạng xã hội hòan tòan đồi tệ, một tình trạng Kinh tế của đế quốc vô sản hòan tòan thiếu thốn thực sự. Theo Lý thuyết của Mác-Lê, thì tình trạng vô sản này như một ĐỊNH MỆNH phải đứng lên làm Cách Mạng nữa. Ông Andrei GRETCHEV, cố vấn Chính trị của Gorbatchev đã phải tuyên bố rằng tình trạng suy thóai tận cùng Kinh tế, sự đồi trụy của xã hội và tình trạng ươn hèn của đảng viên đã buộc Gorbatchev phải phất cờ trắng xin hàng với Thế giới Tự do trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Hậu quả tàn khốc của vụ Chernobyl lan tràn. Chiến tranh tốn kém tại Afghanistan không thể chịu đựng được nữa. Nga không những không còn sức chạy đua binh bị, không còn phương tiện giữ 500'000 lính canh chừng chế độ tại những nước chư hầu Đông Aâu và không thể tài trợ để giữ những cơ sở Ngọai giao và nuôi những nhân viên vừa ngọai giao vừa gián điệp khắp Thế giới. Giới công nhân trong guồng máy Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã lưu truyền câu nói:“Ils font semblant de nous payer, on fait semblant de travailler“ (Chúng (nhà nước) làm giống như trả tiền lương, người ta cũng làm giống như có làm việc), nghĩa là họ không trả tiền thì mình cũng không làm việc. David KINGS, trong cuốn sách trích dẫn trên đây, đã tả tình trạng bại họai của những công chức nhà nước như sau: Tất cả mọi người, từ ngưới gác cổng đến Bộ trưởng, đều phải ăn hối lộ nhỏ lớn. Ngay cả những Huy chương cũng đem ra đổi lấy một lượng xúc xích (saucisses) để ăn. (Même les décorations de guerre pouvaient s’échanger contre la quantité de saucisses (Ngay cả những Huy chương chiến chanh cũng có thể đem ra đổi lấy một số lượng xúc xích để ăn) (Sách đã trích dẫn MIKHAIL GORBATCHEV, trang 154) Tình trạng thê thảm Kinh tế này cảng đẩy mạnh mọi người vào say sưa Vodka, vào ma túy, vào ly dị, đĩ điếm. Một câu khuyên rằng nếu muốn kêu thợ đến sửa điện, thì đừng kêu họ đến lúc sau trưa vì họ có thể làm cháy nhà vì đã say khướt rượu từ buổi sáng rồi. Sau khi Bức tường Bá Linh sụp đổ, chính bản thân tôi đã sang Mạc Tư Khoa và chứng kiến tận mắt cảnh nghèo khó Kinh tế của Thủ đô quyền lực độc tài này. Tôi đã đến và ăn Phở trong chính Đôm 5 cũ, Tòa nhà Viện Hàn Lâm Khoa học, ngày nay vì nghèo quá, những phòng được phá thủng để bán chạp phô, mở tiệm phở. Tôi đã thăm Đôm 5 mới, tại đây tôi đã được ăn thịt chó (chó Berger KGB) lần đầu tiên từ khi rời Việt Nam năm 1965. Tôi đã có một Huy chương Lénine mang số rất nhỏ 2530, nghĩa là gần kề với Lénine bằng cách đổi chác kiểu saucisses như trên. Việt Nam có 3 Huy chương Lénine: Hồ Chí Minh, Lê Duẫn và Nguyễn Phúc Liên. Số Huy chương của tôi nhỏ, như vậy chắc Huy chương của tôi cao hơn Hồ Chí Minh. Tình trạng tồi tàn Kinh tế, bại họai xã hội, hòan tòan xười ra của cán bộ và tham nhũng đến những hớp Vodka là một ĐỊNH MỆNH làm sụp đổ chế độ. Tình trạng giống như trái cây đã chín rữa và sắp tự động rơi xuống đất để thối ra. Nếu lấy dây cột treo nó vào cành, thì may ra nó chưa rụng ngay. Cuộc Cải Cách mà GORBATCHEV tuyên bố chỉ là tìm những sợi dây hy vọng cột lại phần nào cho trái cây chín rũa sắp rơi khỏi cành. Tuyên bố Cải Cách của GORBATCHEV :Cuộc Cải Cách của Gorbatchev được tóm tắt vào hai chữ GLASNOST và PERESTROIKA GLASNOST có nghĩa là làm trong sáng, làm thông rõ. Ơû một tình trạng mà cả một hệ thống cán bộ đảng nghiện ngập, say rượu, ăn hối lộ bất cứ cái gì, rồi làm lỗi và bưng bít từ dưới lên trên, chính Gorbatchev cũng không biết đâu là sự thật để mà điều hành. Vậy, phải hô hào làm trong sáng trước tiên trong nội bộ đảng để mới có thể điều hành. Đối với những cơ quan truyền thông, GLASNOST bao gồm những biện pháp làm nhẹ đi những kềm kẹp làm mất tự do ngôn luận, nhất là về nghệ thuật và thông tin xã hội. Trong bài Diễn Văn chủ yếu của Gorbatchev ngày 25.06.1987, Gorbatchev đã nêu ra 5 nguyên tắc của PERESTROIKA như sau (Sách đã trích dẫn GORBATCHEV, trang 229): 1) Cho những người đứng đầu Công ty một số quyền độc lập: định hàng sản xuất, định giá bán và định lương thợ theo hiệu năng làm việc. 2) Chuyển việc chỉ huy trung ương tập quyền Kinh tế về những Cơ quan địa phương của đảng. 3) Nới rộng việc chương trình hóa, việc định giá và việc phân phối tiền tệ và tín dụng. 4) Áp dụng những nghiên cứu khoa học vào việc nâng cấp phẩm chất hàng hóa. 5) Chuyển phương pháp quản trị theo hành chánh sang phương pháp quản trị theo chỉ tiêu kinh tế; khai triển việc tự quản trị; nâng cấp thu nhập cá nhân; phân quyền rõ rệt giữa điều hành Chính trị và quản trị Kinh tế. Tuyên bố 5 nguyên tắc như trên, việc Cải Cách PERESTROIKA là việc, một mặt bỏ dần hệ thống Kinh tế trung ương tập quyền và chỉ huy tòan diện đã làm tàn lụi Kinh tế Nga, một mặt tiến dần đến một nền Kinh tế tôn trọng sáng kiến cá nhân mà nền Kinh tế Tự do và Thị trường luôn luôn chủ trương. Gorbatchev đã nhìn nhận nền Kinh tế Tự do và Thị trường mới có hy vọng giải quyết được tình trạng Kinh tế tàn lụi của Nga lúc bấy giờ. PERESTROIKA là một chủ trương cải cách Kinh tế để mong cứu vãn nước Nga. Cũng trong tình trạng tàn lụi Kinh tế này, mà Nga không còn khả năng đảm nhận những chi tiêu cho đối ngọai đúng như lời mà có vấn Chính trị Andrei GRETCHEV đã tuyên bố. Ông giương cờ hàng thua đối với Chiến tranh Lạnh, giảm thiểu vũ khí, giải ngũ 500'000 lính, thóat ra khỏi cuộc chiến tranh Afghanistan, để tự do cho những nước chư hầu Đông Âu tự giải quyết nội bộ của mình. Những cuộc nổi dậy đấu tranh của các nước Đông Âu xẩy ra ra và đi đến thành công nhanh chóng trong hòan cảnh này. Geneva, 10.12.2009
|