Home Tin Tức Bình Luận Hàng Trung Quốc sẽ biến mất trên thị trường?

Hàng Trung Quốc sẽ biến mất trên thị trường? PDF Print E-mail
Tác Giả: Mõ (Làng Văn)   
Thứ Bảy, 02 Tháng 4 Năm 2011 08:37

Hàng “Made in China” ban đầu được chuộng vì quá rẻ, nhưng khách mua về mới biết trong 100 món đã có tới 95 món xài không được: phẩm chất kém, không bền, không an toàn và độc hại.

Luật Mỹ và Canada, buộc các nhà sản xuất phải in rõ hàng chữ “Made in + tên quốc gia” để khách hàng biết sản phẩm ấy do nước nào sản xuất. Điều đó làm cho Trung Cộng kẹt. Hàng “Made in China” ban đầu được chuộng vì quá rẻ, nhưng khách mua về mới biết trong 100 món đã có tới 95 món xài không được: phẩm chất kém, không bền, không an toàn và độc hại.
 
Khi người ta bắt đầu chê hàng “Made in China”, các nhà sản xuất ở Trung Cộng bắt đầu in hàng “Made for + tên hãng + tên quốc gia”. Thí dụ: “Made for ABCD, USA”. Made in là làm tại, made for là làm cho. “Made for ABCD, USA” là làm cho hãng ABCD ở Mỹ.Cũng có câu “Made in… tại đâu” in chữ to hơn nửa con kiến riện “bê-bi” một chút, nằm co ro đâu đó trên hộp. Nhờ tên “ABCD” quen thuộc, hàng lại bán chạy Một cách lường gạt khác, các hãng sản xuất in hàng chữ “Packaged in + tên quốc gia”, nghĩa là vô hộp, đóng gói tại nước nào đó, dĩ nhiên không phải China. Câu “Made in China” vẫn in chữ to hơn nửa con kiến riện mới nở một chút, nằm khiêm tốn đâu đó trên hộp, xa xa hàng chữ “Packaged in...”  Khách mua không để ý, quên rằng món hàng chỉ được vô hộp tại bản xứ chứ không hề bao giờ được sản xuất tại bản xứ. Hàng lại bán chạy tiếp.
 
Rồi chính phủ các nước phát giác, đổi luật. Con rùa hành chánh ì ạch bò mãi rồi cũng tới nơi. Luật mới buộc: phải in chữ “Made in … tại đâu” [phải to ngang cỡ chữ “vô hộp tại đâu”, hay “làm cho ai” bán. Hai hàng chữ này phải đi cặp kè với nhau như Mao xếnh xáng cặp kè với nường Giang Thanh thời còn son trẻ. Luật mới giúp khách hàng đỡ toi tiền, và mấy anh sản xuất ở Trung Cộng lại bắt đầu xẹp túi.

Hàng “Made in China” vơi dần, vơi dần và có thể biến mất tăm luôn trong một ngày đẹp trời nào đó.
 Nhưng đừng vội an tâm! Mấy anh nhà buôn Tàu phù sẽ “động não”, “khẩn trương phấn đấu với bản thân” để tìm ra cách lường gạt mới. Quả vậy! Hàng mới xuất hiện, đông đảo, ồ ạt, tràn ngập như độ nào: “Made in PRC”.Thì ra với bản tính gian xảo cố hữu  – mà văn học Trung Hoa – gọi là cơ trí, một tiếng khen, các nhà sản xuất Trung Cộng có cách lường gạt khác: Thay vì in là “Made in China” khó bán, họ in là “Made in PRC”.

PRC là của khỉ gì, mấy ai nhớ cho ra! Và người ta cứ mua. Mua về xài không được, vất đi thì tiếc mà giữ lại chật nhà, khi ấy mới tức mình nặn óc truy tầm mấy chữ viết tắt PRC xem nó là con quái vật nào, mới hay nó làPeople Republic of China, Cộng hoà Nhân dân Trung quốc, vẫn cái tổ con chuồn chuồn! Lại chờ các ông nhà nước tây đổi luật lần nữa. Lần này khi luật mới nữa ra đời, cấm in tên nước bằng chữ viết tắt, thì mấy anh gian thương Ba Tàu đã hốt một mớ tiền khuân về nhà hỉ hả ngồi đếm và ngẩm nghĩ tìm ra chữ “Made in … lưu manh” khác để tiếp tục lường gạt mấy anh da trắng và mọi màu da khác.