Nam Quốc sơn hà, Nam đế cư ... Tiệt nhiên định phận tại thiên thư ... Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ...Nhữ đẳng hành khang, thủ bại hư
|
Viết để yểm trợ cao trào dân chủ, độc lập trong nước
Mượn lời Quang Trung Đại Đế: "Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam Quốc Anh Hùng chi hữu chủ."
Một nước nhỏ ở bên cạnh một nước khổng lồ thì vui ít buồn nhiều. Mối lo âu đầy ắp trong từng bữa ăn, giấc ngủ của các nhà lãnh đạo là làm sao giữ được chủ quyền, không bị bức hiếp. Nhất là cái nuớc lớn đó lại có một dân số quá đông, đói nghèo, hiếu chiến, hàng ngàn năm từng ôm ấp mộng bành trướng xâm lăng để giải toả những vấn nạn về đất đai, sinh kế của dân họ.
Việt Nam, cũng như các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Mãn Châu, Cao Ly, Tân Cương, Thổ Phồn… là trường hợp điển hình về mối hiểm họa khi nằm kề một nước Trung Hoa mà dân số và lãnh thổ lớn gấp hàng chục lần, cũng như tính nết ngạo mạn, tư cao, hung hăng, hiếu chiến của dân tộc Hoa Hán vốn luôn tư coi mình là con trời, coi các quốc gia lân bang là man rợ.
Việt Nam đã chiến đấu kiên trì cả ngàn năm mới giành được độc lập năm 938 sau chiến thắng Bạch Đằng Giang của Tướng Quân Ngô Quyền. Rồi tiếp theo thêm gần 1000 năm phải chịu đựng nhiều cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc mà lần nào, cha ông ta cũng anh hùng chống trả và đánh bại quân thù. Nhiều nước không may đã rơi vào vòng cương tỏa của Trung Hoa như Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng mà ít có hy vọng phục quốc.
So về lãnh thổ, Trung Cộng rộng hơn Việt Nam gần 30 lần (9.6 triệu cây số vuông so với Việt Nam chỉ có hơn 330 ngàn). Về dân số hiện nay thì gấp hơn 16 lần (1.4 tỷ so với 86 triệu). Cho nên ỷ đông, ỷ lớn, Trung Hoa từ cổ đại vẫn luôn luôn hiếp đáp Việt Nam ta, hàng chục lần xua quân xâm lấn trong chuổi dài lịch sử mấy ngàn năm.
Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền
Dân tộc Việt Nam phát xuất từ miền Hoa Nam, phát triển xuống đồng bằng Bắc Việt, đã lập thành một quốc gia Âu Lạc có các định chế chính trị riêng biệt, có nền văn hoá đặc thù, ngôn ngữ hoàn toàn khác hẳn ngôn ngữ Trung Hoa. Dù bị Trung Hoa đô hộ cả ngàn năm, dân tộc Việt vẫn luôn quật cường, khởi nghĩa giành lại độc lập.
Năm 938 đánh dấu trang sử mới của một Đại Việt mà từ đó, các vương triều nối tiếp luôn biểu hiện tinh thần độc lập, từng oanh liệt chống trả và chiến thắng bắc xâm.
Bốn câu thơ đầy khí phách của danh tuớng Lý Thường Kiệt được xem là bản tuyên cáo độc lập của Việt Nam: Nam Quốc sơn hà, Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khang, thủ bại hư
Trước một nước Tàu rộng lớn, trước một dân tộc đông đúc hiếu chiến, tổ tiên chúng ta đã tỏ ra bất khuất hiên ngang đứng dậy. Điều đó có được là nhờ vào tinh thần dân tộc, tính tự hào, tự tin của nòi giống Lạc Hồng. Nó chỉ có được khi có những vị quân vương đức độ, một chính sách hợp lòng dân, liên kết được sức mạnh tổng hợp, trên dưới một lòng. Đó là thời huy hoàng lịch sử dưới triều các Thánh Vương Lý Nhân Tông, Trần Nhân Tông. Đó là thời đã sản sinh ra những anh hùng cái thế Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ mà những chiến công đã lẩy lừng chấn động một góc trời Đông Á.
Vào tháng 12, 1637, Vua Lê Thần Tông cử Vinh Quân Công đi sứ sang Tàu. Vua Minh là Sùng Trinh ra câu xuất nhằm hạ nhục nuớc ta, nhắc đến cột trụ đồng do Tàu dựng lên sau khi đánh thắng Hai Bà Trưng (Đồng trụ chí kim đài dĩ lục, dịch nghĩa: Cột trụ đồng nay còn rêu xanh), Sứ giả Vinh Quân Công Giang Văn Minh đã hiên ngang nhắc lại hai lần chiến công Bạch Đằng qua câu đối: Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (Nghĩa: Sông Bạch Đằng đến nay còn loang máu (quân Tàu))
Chủ quyền quốc gia, tình thần dân tộc của Việt Nam lại lần nữa được người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ nhắc đến trong một câu đầy khí phách: "Đánh cho sử tri Nam Quốc Anh Hùng chi hữu chủ" Trung Hoa Lớn, Nhưng Chưa Hẳn Đã Mạnh.
Người ta có thể nói một cách khôi hài rằng, cái khối 1 tỷ rưởi dân Tàu mà tràn xuống thì 80 triệu dân Việt cũng chết vì ngộp thở. Nhưng xét về nhiều khía cạnh, liệu con số khổng lồ đó có đủ sức mạnh thống nhất không hay chỉ là một vỏ bọc của những mâu thuẫn, xung đột mà có thể tan vỡ bất cứ lúc nào khi có những tác nhân đúng lúc.
Các quốc gia đang đối phó với những nguy cơ tan vỡ trong nội bộ thường tạo ra kẻ thù bên ngoài để khích động tinh thần quốc gia cực đoan, đánh lạc hướng đấu tranh của dân chúng.
Trung Cộng, từ sau biến cố Thiên An Môn, đã thấy cao trào đấu tranh dân chủ như một đe dọa cho sự thống trị của đảng Cộng Sản. Rồi tiếp theo, các cuộc nổi loạn triền miên ở Tân Cương, Tây Tạng. Trung Cộng một mặt ra sức phát triển công nghiệp quốc phòng, xây dựng quân đội hiện đại và tìm cách lấn xuống vùng biển Đông. Thấy một nước Việt Nam nhỏ bé, lạc hậu, đói nghèo với một nhà cầm quyền ươn hèn, bất tài chỉ biết tham ô; Trung Cộng đã liên tiếp xâm lấn, chiếm đất biên giới, chiếm hải đảo, xâm lăng kinh tế qua những chương trình đầu tư, khai thác, xuất cảng nhân công. Nhưng chúng chỉ dám lên mặt với học trò Việt Cộng thôi. Những lần lên gân cốt đe dọa Đài Loan đã đem lại những phản ứng rất mạnh làm chúng chùn bước. Năm ngoài, thấy Hoa Kỳ bận lo các chiến trường Iraq, Afghanistan, một viên tướng Tàu còn thử nắn gân cốt Mỹ qua những đe dọa quân sự. Nhưng cả thế giới đều thấy rõ tiềm lực của Trung Cộng chưa bén đến gót chân Hoa Kỳ nếu so về trang bị kỹ thuật tân tiến lẫn hoả lực. Mới mua và tân trang một hàng không mẫu hạm cũ rách của Nga, chúng đã mang ảo tưởng về sức mạnh của mình để tiến ra Biển Đông.
Trong tác phẩm "China, Fragile Superpower" xuất bản năm 2007, Tiến Sĩ Susan Shirk đã phân tích đầy đủ nội tình của Trung Cộng để chứng minh rằng Trung Cộng chỉ là một "siêu cường mong manh" chứ chưa hẳn có thực lực. Thứ siêu cường này chỉ để tháu cáy các quốc gia yếu bóng vía mà thôi.
Tưởng cũng nhắc sơ qua chút lịch sử để chúng ta có thể phần nào an tâm về đám khổng lồ chân đất sét này. Tính từ nhà Tần thống nhất năm 221 B.C. đến Cách Mạng Tân Hợi (1911) , nước Tàu cũng trải qua nhiều biến loạn, phân rẽ rối thống nhất nhiều lần do sự khác biệt về chủng tộc, văn hoá và các tham vọng, mưu đồ. Một nước nhỏ bị nước lớn chiếm đoạt thống trị là lẽ thường. Nhưng trái lại, nuớc Tàu "vĩ đại" kia từng hai lần bị "bọn rợ" Mông Cổ thống trị trong 162 năm (1368-1206), và "rợ" Mãn Châu cai trị trong 296 năm (1616-1912) mà nếu không có liệt cường rồi Nhật Bản nhảy vào xâu xé, thì chưa biết còn bị thắt bím tóc (phong tục Mãn Châu) cho đến bao giờ.
Xin nhắc sơ: Tháng 12 năm 1937, chỉ vài ngàn quân Nhật tiến đánh Nam Kinh, nơi có khoảng 150 ngàn quân Tàu phòng thủ (Nanking, Anatomy of an Atrocity, Masahiro Yamamoto, trang 47). Không dám chống lại, quân Tàu đầu hàng và bị quân Nhật tập trung lại, kêu từng hàng ngang tiến lên để cho lính Nhật thực tập chặt đầu, đâm lưỡi lê, xô xuống giao thông hào cho xe tăng cán qua. Cả trăm ngàn lính Tàu hèn nhát như những con thỏ, đứng chờ đến lượt mình mà không có một phản ứng. Tổng cộng có khoảng 100 ngàn lính Tàu bị chết, trong đó có 52 ngàn bị xử lính Nhật đem ra xử tập thể (sđd, trang 88 và 110). Nếu tính luôn số thường dân thì con số bị giết lên đến 160 ngàn người (trang 193)
Lạm bàn một chút về kinh tế, thì tuy bên ngoài thấy sự phát triển tưởng có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ, Nhật Bản, tưởng có thể ngoi lên hàng đầu thế giới. Nhưng nếu so về GDP per capita, (Trung Cộng US$ 7518, so với Hoa Kỳ US$47,275) thì vẫn còn ở mức dưới trung bình so với các nước trên thế giới (lẹt đẹt ở thứ hạng 94 trên tổng số 183 nước, theo thống kê của IMF). Điều này chứng tỏ sự phát triển của Trung Cộng thiếu nền móng, không đồng bộ, và chỉ là mặt nổi ở các đô thị mang tính chất phô trương mà thôi. Cho hay, Trung Cộng không thưc mạnh mà chỉ hung hăng, ăn hiếp người yếu thế. Còn nếu đụng phải đối thủ, thì họ cũng chỉ là những con thỏ đế mà thôi.
Trước Hiểm Họa Trung Cộng, Chúng ta Làm Gì?
Dĩ nhiên, Việt Nam ngày nay dưới chế độ Cộng Sản đã quá nhu nhược về chính trị, lạc hậu về kinh tế, yếu kém về quốc phòng. Cho nên Trung Cộng mới được đà lấn áp.
Sau rất nhiều năm mà dân chúng, đặc biệt tầng lớp thanh niên đã ngủ mê trong cơn ma túy Cộng Sản, và yếu nhát trước bạo lực đàn áp của nhà cầm quyền; ngày nay họ đang vùng lên, ý thức hiểm họa mất nước. Những cuộc biểu tình xảy ra gần đây đã cho thấy một khí thế sôi sục xuất phát từ lòng ái quốc vốn tiềm tàng trong tâm thức mỗi người dân Việt. Người Việt Nam, nhờ sống sát nách Trung Hoa, đã trở nên thiện chiến. Nếu được sống trong một chế độ tốt đẹp, lòng ái quốc sẽ càng được hun đúc thêm và càng dũng mãnh mà không một sức mạnh nào có thể khuất phục.
Tuy thế, chúng ta không sợ cuộc chiến quân sự. Vì thế giới ngày nay sẽ không để cho Trung Cộng mặc tình thao túng. Cuốn sách mới đây "Death by China" của Peter Navarro, đã cảnh tỉnh nhân loại yêu hoà bình về một Trung Cộng đang đầu độc thế giới, thực hiện mưu đồ thống trị kinh tế mà từ lâu đã xâm nhập vào lục địa châu Phi, các nước Ả Rập, và đang gây tranh chấp ở vùng Thái Bình Dương. Khi Trung Cộng hung hăng diễn tập ở Biển Đông, Hoa Kỳ đã phản ứng với cuộc diễn tập với các quốc gia trong vùng, song song với những tuyên bố mạnh bạo, răn đe của Ngoại Trường Hillary Clinton. Ngoài Việt Nam, còn nhiều quốc gia Đông Nam Á cũng luôn ý thức sự đe dọa của Trung Cộng nữa. Chắc chắn họ không ngồi chờ đến phiên mình làm con cừu dâng thịt cho con sói Trung Cộng
Vấn đề là liệu nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội có chọn lựa giữa mất nước để giữ địa vị hay mất quyền thống trị đảng để cứu nước? Một khi còn chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản, thì không bao giờ tập hợp được một khí thế Diên Hồng để đoàn kết chống xâm lăng. Máu xương chỉ dâng hiến cho Tổ Quốc chứ không hy sinh để bảo vệ tập đoàn thống trị gian ác.
Người trong nước đang vùng lên. Người Việt hải ngoại phải tiếp sức, biểu lộ sự đồng tình ủng hộ thúc đẩy một lúc hai cao trào chống bạo quyền và chống xâm lăng.
Trong hoàn cảnh xấu nhất mà có chiến tranh vệ quốc, máu sẽ đổ, nhiều người sẽ hy sinh; đất nước sẽ lâm vào binh đao khói lửa, có thể sẽ bị Trung Cộng tạm thời xâm chiếm.
Nhưng giữa sự hy sinh cho Tổ Quốc truờng tồn và an phận làm nô lệ ngoại bang, dân Việt chúng ta chọn điều nào?
Austin 19 tháng 6, 2011
|