Home Tin Tức Bình Luận Giục Giã Biển Đông

Giục Giã Biển Đông PDF Print E-mail
Tác Giả: Đào Như   
Thứ Hai, 27 Tháng 6 Năm 2011 12:02

Thế giới hôm nay quen lắm rồi khi nói về tình hình Biển Đông bất ổn là họ nghĩ ngay đến 3 quốc gia: Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ.

- Trung Quốc được coi như là thủ phạm đầu xỏ gây sự và xách nhiễu trên Biển Đông. Tệ hại nhất hình vẽ chữ U còn gọi là lưỡi bò của Trung Quốc, chiếm 80% diện tích Biển Đông, 1,7 triệu km2, tóm thu cả Hoàng sa và Trường sa, nói lên tham vọng bành trướng trên biển của TQ đến độ phi lý, phi pháp, làm cả thế giới ai cũng phẫn nộ. Nhóm lãnh dạo của TQ ở Nam Trung Hải đã hành động trên Biển Động như một lũ anh hùng thảo khấu, không kỹ cương, không pháp luật-chỉ biết có sức mạnh- Mạnh được yếu thua. Trong vòng không đầy nửa tháng qua, TQ dương oai diễu võ, thao diễn tâp trân hải chiến liên tiếp 3 lần trên Biên Đông. Trong tranh chấp tại Biển Đông, TQ chỉ dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự của chính mình, vượt lên và chà đạp tất cả mọi kỷ cương và luật biển mà từng được quốc tế công nhận qua nhiều thập niên. Tại buổi Hội thảo về An ninh Biển Đông do CSIS tổ chức tại Washington, hôm 21-6, đại diện TQ, giáo sư Su Hao thuộc Đại học Ngoại giao-Bắc kinh nói“Những cái gọi là ‘quốc tế hóa’,‘chù quyền’, hay ‘luât quốc tế’ là những khái niệm, những định nghĩa của Tây phương và mang tính ‘cổ truyền’ trong thời hiện đại này. Các nước phương Tây lo ngại trước sự trỗi dậy của TQ và họ vẫn muốn duy trì sự thống trị ở vùng Biển Đông tại Châu Á. Tuy nhiên, mọi việc trên thế giới ngày nay vượt ra khỏi các khái niệm của phương Tây…”. Thế giới ngạc nhiên trước những lập luận một chiều, ngang ngược của đại diện TQ.

- Việt Nam được coi như nạn nhân hàng đầu của tham vọng bành trướng của TQ. Trong quá khứ đã có những cuộc hải chiến giữa Việt Nam và TQ: Năm 1974 ở Hoàng sa, năm 1988 ở Trường sa, lúc nào Việt Nam cũng phải chấp nhận đắng cay thua thiệt. Nhưng Việt Nam lúc nào cũng kiên cường tuyên bố và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ngay cả trên vùng biển và đảo bị hải quân TQ cưỡng chiếm sau những trân chiến trên. Biết mình, Việt Nam dựa vào Thế giới-Công Ước về Luật Biển-1982 của LHQ, - Thỏa ước về Biên Đông-Bản Tuyên bố Chung về cách hành xử, DOC, năm 2002-ký kết giữa TQ và các nước ASEAN…Việt Nam luôn luôn  kêu gọi sự đoàn kết nhất trí của khối ASEAN trong vấn đề Biển Đông, và sự ủng hộ của thế giới cũng như sự giám sát chặt chẽ của LHQ tất cả những tai biến xảy ra trên Biển Đông sẽ đươc LHQ xử lý theo đúng qui luật Công Ước Về biển-1982. Đại diện Việt Nam tại buồi Hội Thảo An Ninh Biển Đông tại Washington, hôm 21-6, Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu các vấn đề Biển Đông, thuộc Viện Ngoại giao Việt Nam, phát biểu: “Cần phải duy trì đoàn kết nhất trí trong nội bộ ASEAN, Cần có sự đầu tư của các thế lực bên ngoài và Trung Quốc cần phải cải thiện hình ảnh và các quan hệ của nước này với các quốc gia khác trong khu vực…” TS Trần Trường Thủy cũng cho rằng vấn đề Biển Đông cần có một cơ chế để giúp ổn định tình hình mỗi khi Tuyên Bố Ứng Xứ-DOC-ở Biển Đông bất lực trước sự leo thang tranh chấp…Nghĩa là vấn đề Biển Đông cần phải có một cơ chế có tính ràng buộc pháp lý. Đồng thuận với TS Trần Trường Thủy giáo sư Thayer (Úc) phát biểu tại buổi họp tại Washington: Thỏa thuận về cách hành xử trong vùng Biển Đông vẫn chưa hoàn hảo vì không có tính ràng buộc pháp lý. 

- Mỹ, sau thời gian khá dài quay lưng lại Châu Á Thái Bình Dương, nhất là Đông Nam Á, đến năm 2009, dưới thời của Ngoại trưởng Hillary Clinton, Mỹ bắt đầu quan tâm trở lại Châu Á Thái Binh Dưong. Việc Mỹ trở lại Châu Á Thái Bình Dương được coi như một chiến lược ngoại giao quan hệ hàng đầu của Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama. Chính phủ Hoa kỳ đã chọn Việt Nam như là một đối tác chiến lược tin cậy trong việc Mỹ trở lại vùng biển Châu Á Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Hai nước Việt Mỹ bắt đầu tổ chức những buổi gặp gỡ hằng năm trao đổi thông tin cần thiết gọi là Vòng Đối Thoại Chính Trị An Ninh Quốc Phòng Việt Mỹ. Vòng Đối Thoại Chính Trị An Ninh Quốc Phòng Việt Mỹ lần thứ 4- VĐTCTANQPVM-IV- được tổ chức tại Washington DC hôm 17-6 trong bối cảnh Biển Đông bất ổn, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Thường trực bộ Ngoai giao VN, Phạm Bình Minh và Trợ lý Ngoại trưởng Hoa kỳ, Andrew Shapiro. Nội dung của  thông cáo chung sau buổi họp này có nhiều đoạn viết:“Việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông là lợi ích chung của Cộng đồng quốc tế…Tất cả các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết thông qua tiến trình hợp tác ngoại giao, không sử dụng vũ lực…Hai bên Việt Mỹ ghi nhận rằng các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và hàng hải cần phải được tuân thủ các nguyên tắc đã được quốc tế công nhận trong đó có Công Ước LHQ về Luật Biển-1982…Hai nước tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố chung và Cách Hành Xử-DOC-của các bên ở Biển Đông ký kết giữa ASEAN và TQ năm 2002 và khuyến khích các bên đạt thỏa thuận về Bộ Qui Tắc Ứng Xử-COC…”.

Trong thực tế TQ đã nhiều lần tỏ ra tức giận về việc một bên thứ3 (Mỹ) tham gia vào tranh chấp Biển Đông nhất là sau khi các giới chức Hoa kỳ và nhất là ngoại trưởng H. Clinton tuyên bố: “Tự do lưu thông ở Biển Đông là quyền lợi quốc gia của Mỹ.”
Không đầy 2 ngày sau buổi họp VĐTCTANQPVM-IV, vai trò của Mỹ tại Biển Đông lại sáng lên tại buổi Hội Thảo An Ninh Biển Đông-HTANBĐ-hôm 20-21-6 tại Washington DC. Giáo sư Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông thuộc viên nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, trong buổi hội thảo trên, hôm 20-6 đã đề cao sự hiên diên của Hoa kỳ tại Biển Đông  trong tình hình căng thẳng hiện nay. Ông Storey cho biết: “Hoa Kỳ vẫn đóng vai trò hềt sức quan trọng trong việc duy trì và ổn định hòa bình tại Biển Đông. Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực này sẽ giúp ngăn cản các hành động gây hấn nhưng dĩ nhiên Mỹ cần phải cẩn thận giữ mối quan hệ tốt với Trung Quốc...”. Đặc biệt tại buổi HTANBĐ(do CSIS tổ chức tại Washington hôm 20-21-6 với sự tham dự của đại diện CSIS, TQ, VN, Mỹ, và các đại học…) bà Bonner Glaser, Chủ tịch ủy ban Trung Quốc Học của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế-CSIS- lập lại lời tố cáo của Việt Nam về vụ tàu TQ cắt dây cáp các tàu dò tìm dầu khí của VN xảy ra trong khu đặc quyền kinh tế của VN tức thuộc khu vực chưa hề bị tranh chấp.

Trong khi đó nhật báo Nhật: Mainichi cho hay chủ đề Biển Đông cũng được đề cập đến trong buổi họp An Ninh Chính Trị Quốc Phòng giữa Nhật và Hoa kỳ hôm 21-6 tại Washington. Ngoại trưởng Nhật, Takaeki Matsumoto và ngoai trưởng Hoa kỳ, Hillary Clinton đồng ý sẽ cùng giải quyết vấn đề tự do lưu thông trên Biển Đông với các nước ASEAN. Vì tình hình bất ổn trên Biển Đông và biển Hoa Đông, chính phủ Nhật và Mỹ đồng ý dời lui lại ngày di dời căn cứ TQLC của Hoa kỳ trên đảo Okinawa sau năm 2014 (như đã dự định).
Trước thành quả ngoại giao vô cùng to lớn mà Việt Nam vừa đạt được qua những buổi họp, hội thảo quốc tế, TQ phản ứng một cách tệ hại: TQ điều nhiều tàu chiến hạng lớn vào Biển Đông và tuyên bố TQ sẽ liên tục tập trân trên Biển Đông. TQ cũng vừa đưa ra lời cảnh cáo trực tiếp với Washington: Sự can thiệp của Mỹ ở Nam Hải (Biển Đông) chỉ có thể làm cho tình hình xấu thêm. Thứ trưởng ngoại giao TQ, Thôi Thiên Khải, trực tiếp thúc giục Mỹ nên đứng ngoài cuộc tranh cãi và nói rằng TQ hết sức lo ngại trước sự khiêu khích thường xuyên của các nước bên ngoài Nam hải (Biển Đông). Hoàn Cầu Thời báo lại quá khích hơn đã kích Việt Nam dữ dội trong vấn đề Biển Đông và cảnh cáo Chính phủ TQ phải tính đến cả phương án có hành động quân sự chống lại VN. Tất cả vụ việc trên đã làm tình hình Biển Đông xấu hơn và quan hệ Việt Trung trở nên tồi tê hơn.

KẾT LUẬN

Thái độ của Hoa kỳ trong vấn đề Biển Đông bộc lộ rõ ràng qua lời phát biểu của ông Ernest Bower, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS) của Mỹ:
“…Hoa kỳ thật sự đang đáp ứng yêu cầu của các nước Châu Á, muốn Hoa kỳ có mặt trong khu vực để tạo ra một thế cân bằng khả dĩ có thể thuyết phục TQ hãy đến với khu vực trong tư cách như một đối tác hòa bình, có trách nhiệm, góp tay giúp châu á phát triển. Chắc chắn TQ có đủ sức mạnh để làm việc đó. Tuy nhiên các nước láng giềng không muốn TQ sử dụng sức mạnh của mình để xác quyết chủ quyền trên các lãnh thổ tranh chấp, hay ỷ thế nước lớn khống chế cuộc tranh chấp. Hướng tiếp cận đó bị các nước láng giềng bcủa TQ coi như mối đe dọa, và vì thế họ mưốn Hoa kỳ đóng vai trò trong khu vực. Nhưng Hoa kỳ cũng có quyền lợi trong vụ này. Washington muốn thấy một nước TQ thịnh vượng, hòa bình gia nhập vào cộng đồng châu Á bằng đường lối đồng thuận và hợp tác. Cho nên Hoa kỳ sẽ khuyến khích việc giải quyết tranh chấp theo đường lối đa phương dựa trên luật quốc tế và thông qua các cấu trúc khu vực mới…”

Như vậy Mỹ vẫn kiên định lập trường: Mỹ là kẻ đứng ra hòa giải, tạo ra thế cân bằng giữa các quốc gia có quan hệ quyền lợi tại Biển Đông. Bằng mọi cách, Mỹ không chấp nhận chiến tranh với bất cứ ai vì Biển Đông mỗi khi quyền lợi quốc gia của Mỹ tại khu vực được an toàn và bảo vệ mặc dầu Mỹ có thất bại trong việc đứng ra hòa giải, tạo thế cân bằng trên Biển Đông. Như vậy, nếu TQ tấn công Việt Nam hay quốc gia nào trong khối Asean vì Biển Đông, nhưng tuyên bố hữu hảo với Mỹ, liệu Mỹ có dám can thiệp vũ trang để cứu vãn Viêt Nam hay quốc gia nào đó trong khối Asean không? Câu trả lời chắc chắn là không!

Là người Việt Nam chúng ta không thể quên việc hải quân TQ đánh chiếm Hòang sa của ta năm 1974 trước sự làm ngơ của Hạm Đội 7 của Mỹ và chính phủ Mỹ đã một lần tàn nhẫn quay lưng lại, (nếu không muốn nói là đồng lõa với TQ) trong việc TQ thô bạo lấn chiếm quần đảo Hoàng sa của chúng ta, mặc dầu lúc ấy Mỹ là đồng minh xương máu lâu đời của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Người đã phải một lần thốt lên: “Làm kẻ thù của Mỹ thì dễ nhưng làm bạn của Mỹ rất khó!”

Do đó các nước Asean nhất là Việt Nam phải nghĩ đến một cơ chế có tính ràng buộc pháp lý dành cho Mỹ: Nếu nước nào tấn công tàu Mỹ tại Biển Đông thì Asean và Việt Nam sẽ coi như nước đó tấn công tàu của các nước Asean  và Việt Nam. Và nếu nước nào tấn công tàu các nước Asean hay tàu Việt Nam tại Biển Đông thì Mỹ sẽ coi như nước đó tấn công tàu Mỹ”

Có thế mới nói lên được chân giá trị lịch sử của mối quan hệ giữa Mỹ và Asean và nhất là giữa Mỹ và Việt Nam qua việc Mỹ bắt tay với Việt Nam và Việt Nam đã là đối tác chiến lược đáng tin cậy với Mỹ trong chính sách trở lại Châu Á-Thái bình dương và Đông Nam Á của Mỹ. Có thế mới hy vọng ‘Sự cố Hoàng sa-1974’ sẽ không bao giờ tái diễn lại trong quan hệ Việt-Mỹ hiện tại./.