CS Đông Âu, CS Liên xô sụp đổ chứng tỏ CS là một chủ nghĩa thất bại về kinh tế và kéo theo thất bại chánh trị.
|
Mấy nước CS còn sót lại trong đó có Trung Quốc và Việt nam Cộng sản phải đổi màu, xanh vỏ đỏ lòng, chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Họ lấy tăng gia kinh tế làm thế chính thống công quyền. Nhưng CS quyết tâm bám chặt cái định hướng xã hội chủ nghĩa tức là CS khóa chặt chánh trị để CS có thể độc tài đảng trị tòan diện -- quyết tâm “duy ý chí” đó của CS đã biến CS thành kẻ thù của dân. Trong thời đại Tin Học nó tạo thành một đại họa cho hai chế độ CS Trung Cộng và Việt Cộng, hai nước CS lớn nhứt Á châu. Đại họa đã lừng lững tiến tới làm lung lay, suy sụp nhà cầm quyền CS. Đại họa làm cho dân chúng nổi lên chống đối CS. Tiến bộ khoa học kỹ thuật tin học giúp dân chúng loan truyền liên kết thành sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân biến nhà cầm quyền CS thành tham quan ô lại, hại nước, hại dân.
Tại hai nước CS Trung Quốc và Việt Nam, liên minh công nông mà CS đánh bóng và lợi dụng đã bể. Phong trào công nhân đình công, lãng công, biểu tình đòi tăng lương, trả đúng phúc lợi, cải thiện điều kiện làm việc trong các công ty quốc doanh, hợp doanh, ngọai quốc mà CS coi là xương sống của kinh tế, lấy tăng trưởng kinh tế là thế chính thống cầm quyền, xảy ra khắp nước, suốt năm.
Phong trào dân oan bùng lên và phát triễn vỉ dân chúng bị cán bộ đảng viên CS lợi dụng việc qui họach bồi thường rẻ mạc như cướp giựt của dân rồi bán cho các nhà dầu tư ngọai quốc hay lấy làm của riêng. Số người và số vụ chống lại qui chế nhà nước và các công ty ngọai quốc do nhà nước cấp phép khiếu kiện, biểu tình mỗi năm từ mấy chục ngàn lên cả trăm ngàn. Mỗi ngày mỗi tăng về cường độ và nhịp độ. Có nơi đốt xe cảnh sát, bao đồn công an, trụ sở hành chánh, bắt nhơn viên an ninh, hành chánh, cán bộ, đảng viên CS làm con tin nữa.
Đảng CS rất lo sợ dân chúng tức nước vỡ bờ nên gần đây ở TC nhà cầm quyền bó buộc và thường phải nhượng bộ dân trong các cuộc biểu tình chống ô nhiểm môi sinh, chống cán bộ ỷ quyền thế để gọi là lấy lại lòng dân.
Còn xã hội thì bị phân hóa trầm trọng. Đảng viên cán bộ thành tư bản đỏ ở thành thị, cuờng hào ác bá đỏ ở nông thôn. Dân chúng gọi họ là “đại gia” một giai cấp mới, lối sống mới, quyền thế, xa xí trên đầu trên cổ người dân có làm mà không có ăn. CS phát triển kỹ nghệ ở ven biển Trung Quốc và ở thành thị TQ và VN, tạo hố sâu ngăn cách nghèo giàu không thể san lắp và CS không tái phân phối lợi tức tạo an sinh xã hội. Số nông dân ra thành kiếm việc làm không “hộ khẩu”, như chiếc lá bị rứt ra khỏi cành, lúc kinh tế khó khăn thất nghiệp mang bất mãn về nông thôn.
Chưa bao giờ Đảng Nhà Nước CS mất lòng dân như bây giờ. Người dân coi cán bộ đảng viên như kẻ thù áp bức bóc lột nhân dân. Nhiều khi chuyện rất nhỏ, cán bộ đảng viên hiếp dân, cả xóm, cả làng, cả huyện nổi dậy, hàng chục ngàn người.
Cả hệ thống chính trị,hành chánh của CS bị dân chúng chống như chống bọn tội phạm có tổ chức mà người dân gọi là Mafia CS, chống CS như kẻ thù của quốc gia dân tộc, của bọn tự thực dân đồng bào thống trị áp bức bóc lột đồng bào. Không chỉ báo chí phương Tây, mà ngay báo chí chính thống của Đảng Nhà Nước CS vì lương tâm con người và lương tâm chức nghiệp có khi cũng xé rào phanh phui tiêu cực. Còn trên Internet, người dân nhứt là trí thức và lớp trẻ, một ngày phanh phui không biết bao nhiều những gian ác, những bưng bít của CS cầm quyền. CS dùng đủ mọi cách để ngăn cấm nhưng vô ích trước tiến bộ khoa học kỹ thuật và tinh thần yêu nước, thương đồng bào, tôn trong sự thật của công dân mạng.
Đảng Nhà Nước bị lung lay, suy sụp, mất sáng kiến chỉ còn cách duy nhứt là trấn áp bất mãn của dân chúng. Bạo lực kêu gọi bạo lực. Sức ép của Đảng Nhà Nước thống trị càng nhiều sức bật của người dân nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột càng cao. Chính tờ báo Hoàn Cầu Thời báo TC cũng nói. «Tín nhiệm dành cho giới lãnh đạo đang bị lật nhào».
Uy tín của Đảng Nhà Nước sụp đổ mau lẹ, sụp đổ rộng khắp trong dân chúng nội địa và trong công luận thế giới là do Internet, nhiều tiến bộ khoa học Tin Học, nhứt là các trang mạng xã hội và blog hậu thuẩn cho dân mạng. Có người nói blog, nhật ký mạng, rất nhỏ nhưng trở thành vấn đề lớn, đại họa cho Đảng Nhà Nước trong vai trò thông tin, nghị luận, liên kết kêu gọi đem đại nghĩa chống hung tàn, lây tự do, dân chủ phá tan độc tài tòan trị.
CS Trung Quốc và VN tuy có cả binh đòan công an mật vu, tin tặc mạng và tòan quyền ra nhiều biện pháp pháp lý, hành chánh hạn chế tự do Internet. Nhưng trước sự bùng nổ của thông tin trên Internet, qua các blog và trang mạng xã hội, CS rất khó nếu không muốn nói là không thể kiểm sóat, kiểm duyệt, ngăn chận thông tin, nghị luận trên mạng, của người dân. Bên TQ người dân gọi là « i bác» - rất được dân chúng ưa chuộng vì người dân rất đói tin do báo chí quốc doanh chỉ đăng tải các thông tin, bài viết theo chỉ thị của lãnh đạo. Bên VN cũng vậy, những web như bauxite nhiều người xem hơn Nhân Dân nhựt báo tiếng nói chánh thực của Đảng CS.
TC có nửa tỷ người coi Internet, VN gần 40 triệu. Blogger chánh trị rất linh họat, sáng kiến, bén nhậy với thời cơ và nhơn hòa. CS chận ngỏ blog này thí chui qua ngách blog khác. Công dân mạng rõ ràng đã tạo được một công luận của quần chúng nhân dân, áp lực được nhà cầm quyền phải quyết định theo ý dân nổi dậy do các blog kêu gọi và liên kết như gần đây nhà cầm quyền thành phố Đại Liên (đông bắc Trung Quốc) đã phải quyết định di chuyển một nhà máy hóa chất sau khi đông đảo người dân, đặc biệt là tầng lớp trung lưu ở địa phương, phản đối.
Ông Tiêu Cường, chuyên gia về truyền thông thuộc Đại học California – Berkeley - giải thích, mạng lưới blog cho phép các công dân bày tỏ thái độ dễ dàng hơn và làm cho công việc kiểm duyệt khó khăn hơn. Theo ông, «Vi Bác là một hệ thống truyền thông xã hội đặc biệt có hiệu quả trong việc tập hợp các ý kiến cá nhân để tạo thành một tiếng nói tập thể», «cơ chế hình thành công luận này là mới mẻ và thực sự là một thách thức đối với phương pháp kiểm soát và kiểm duyệt cổ truyền của đảng».
|