1/3 em nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo tại Trung Quốc phải sống xa cha mẹ.
1. Những ngôi làng chỉ toàn trẻ em và người già Theo thống kê mới nhất của các cơ quan chức năng Trung Quốc, 23 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tại quốc gia đông dân nhất thế giới này đang phải sống xa cha mẹ, những người rời quê lên thành phố lập nghiệp.
1/3 em nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo tại Trung Quốc phải sống xa cha mẹ. Ảnh: EPA
Ba thập kỷ trở lại đây, nhiều người lao động Trung Quốc đã di cư từ nông thôn lên các thành phố lớn để tìm việc. Ban đầu chỉ có những người đàn ông rời làng còn những người phụ nữ vẫn ở nhà chăm sóc cha mẹ, con cái. Tuy nhiên, do nhu cầu của thế giới về các mặt hàng Trung Quốc ngày càng nhiều, các nhà máy, xí nghiệp đang mọc lên như nấm nên các chị em cũng gia nhập đội ngũ lao động ngoại tỉnh. Theo số liệu thống kê của Liên đoàn phụ nữ Trung Quốc, hiện có khoảng 1/3 trẻ em nước này phải sống xa cha mẹ và sống với ông bà hoặc người thân. Những em nhỏ này chỉ được gặp cha mẹ một tới hai lần trong một năm. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra các số liệu thống kế theo nhóm tuổi và nghiên cứu đặt ra những câu hỏi về cái giá cho sự phát triển nhanh chóng tại Trung Quốc đối với sức khỏe và những vấn đề tiềm ẩn trong tương lai. "Sự vắng mặt của cha mẹ là một vấn đề lớn đối với bọn trẻ. Chúng không có được sự quan tâm chu đáo từ ông bà, những người già cỗi và không có đủ sức để chạy theo bọn trẻ hiếu động"-Liu Chongshun, cựu trưởng khoa xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Vũ Hán cho biết. "Mặc dù một số ông bà cũng biết cách chiều cháu nhưng từng đó không đủ đối với một đứa trẻ dưới 5 tuổi". Wei Yankui, mẹ của một cậu bé 4 tuổi tại ngôi làng Shiping ở Hồ Nam, cho biết chị chỉ được ở nhà chơi với con hai ngày nhân dịp nghỉ Quốc khánh. "Tôi cảm thấy rất đau lòng khi phải xa nhà, tôi không thể quan tâm tới chuyện học hành của con được. Cha mẹ tôi thực sự không đủ kiến thức để có thể dạy cháu"-Wei nói. Cũng giống như chị Wei, mặc dù phải xa con nhưng những người lao động vẫn phải chấp nhận bởi nếu họ không lên thành phố làm việc thì gia đình sẽ không nguồn thu nhập nào khác. Những xem ra, đây lại là lựa chọn khiến bọn trẻ phải sống trong cảnh thiếu tình thương của cha mẹ cũng như có một tương lai không mấy tươi sáng. 2. Người siêu giàu TQ mua cuộc sống ở Mỹ Giáo dục cho con cái, không khí sạch, luật pháp chặt chẽ... là những hấp lực để các gia đình giàu có Trung Quốc di cư. Triệu phú Lí Duy Tiết tự điều hành một khu trượt tuyết và đánh golf ở bên ngoài Bắc Kinh và tự coi mình là người yêu nước. Một bức tượng đúng như kích cỡ thật của Chủ tịch Mao Trạch Đông trên tòa tháp cao bốn mét dựng ngay ở lối vào khu nghỉ dưỡng. Thú vị là, triệu phú Lí sở hữu tấm thẻ cư trú Canada. "Tôi muốn tiếp cận hệ thống giáo dục và y tế ở một quốc gia phát triển", ông nói. Ngoài khu nghỉ dưỡng, ông còn có một công ty taxi lớn, hai đại lý xe hơi và một công ty bất động sản. Ông giờ đây có một căn nhà trị giá 6 triệu USD ở tây Vancouver. Vợ ông dạo quanh Vancouver bằng chiếc Mayback đen trong khi cậu con trai 20 tuổi lái chiếc Maserati màu xám tới lớp học tại Đại học British Columbia. Vợ và con ông đều sống ở Canada.
Ảnh: guardian
Những gì gọi là "nhỏ giọt" ở một thập niên trước khi ông Lí chuyển gia đình tới Canada thì giờ đây đã trở thành dòng thác lớn khi tầng lớp giàu có Trung Quốc tìm kiếm hộ chiếu hay thẻ cư trú nước ngoài, chủ yếu ở Mỹ, Canada, Australia, Singapore và New Zealand. Có hơn 500.000 người Trung Quốc có tài sản có thể đầu tư trị giá hơn 10 triệu nhân dân tệ (1,57 triệu USD), theo kết quả thăm dò chung của China Merchants Bank và Bain & Co. 60% trong số này đang nghiên cứu, bắt đầu hoặc đã di cư. Ở Mỹ tính tới thời điểm này trong năm, gần 3.000 công dân Trung Quốc đã xin cấp thị thực đầu tư tăng so với mức 270 năm 2007, theo cơ quan di dân và công dân Mỹ (USCIS). Thị thực đầu tư Mỹ còn gọi là EB-5, yêu cầu mức đầu tư tối thiểu 500.000 USD cho đương đơn trong một dự án thương mại có thể tạo việc làm cho ít nhất 10 người Mỹ trong vòng hai năm. Nếu đương đơn xin visa đầu tư người Trung Quốc không tạo ra được việc làm kiểu này, họ và gia đình có thể phải rời Mỹ. Làn sóng Làn sóng di cư đã tạo điều kiện cho kinh doanh phát triển với những người như Jason Zhang, một nhà môi giới tại Boston. Ông nói, trong năm nay, ông đã giúp hàng chục gia đình Trung Quốc mua tậu nhà cửa, xe hơi và tìm trường tốt cho con cái họ so với chỉ hai hoặc ba gia đình cách đây vài năm. Những vùng ngoại ô giàu có như Weston và Lexington là chọn lựa hàng đầu. Phần lớn những người giàu nhất Trung Quốc không đi hẳn khỏi đất nước. Khoảng 80% người giàu có Trung Quốc đi di cư không có ý định từ bỏ hộ chiếu, theo kết quả cuộc thăm dò hồi tháng 10 của Ngân hàng Trung Quốc và tạp chí Hồ Nhuận - chuyên xếp hạng những người giàu nhất Trung Quốc hàng năm. Trên thực tế, mô hình phổ biến nhất là như Lí Duy Tiết: Vợ và con có hộ chiếu nước ngoài, sống ở nước ngoài, chồng có thẻ cư trú nhưng dành phần lớn thời gian ở Trung Quốc. “Những người giàu có vẫn có công việc kinh doanh trong nước và hầu hết tài sản của họ tính trong đồng nhân dân tệ", tờ Hồ Nhuận cho biết. Vậy tại sao họ tìm kiếm việc cư trú ở nước ngoài? Động cơ đầu tiên là tìm kiếm những cơ hội giáo dục tốt hơn cho con cái. Những người giàu Trung Quốc cảm nhận rằng, các trường đại học Mỹ đã đánh bại trường Trung Quốc và con cái họ cần hiểu biết thế giới. Họ nhấn mạnh rằng, những vị lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc như Tập Cận Bình, đã gửi con cái họ ra nước ngoài học tập. Thoát khỏi không khí bị ô nhiễm và vấn đề an toàn thực phẩm cũng là các nhân tố quan trọng khác cho kế hoạch di cư. Chuyển gia đình ra nước ngoài sinh sống và sở hữu thẻ cư trú nước ngoài cũng chứng minh sự hữu ích khác trong trường đột nhiên có những thay đổi luật pháp hay chính sách tổn thương tới doanh nhân hay trong trường hợp xảy ra bất ổn xã hội. Cái gọi là hàng loạt vụ việc như bạo động, đình công, biểu tình đã tăng gấp đôi trong năm năm qua, lên 180.000 vụ năm 2010. “Một số người ở Trung Quốc giờ đây đang nói tới xung đột tầng lớp chống lại người giàu", Vương Hiểu Lộ, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế ở Bắc Kinh nói. “Có thể một số người di cư đang lo lắng về khả năng chính sách thay đổi sẽ khiến họ nguy hiểm". Cung và cầu Một người giàu có ở Boston họ Dương chỉ ra rằng, chính phủ Trung Quốc đã chi tiền cho an ninh nội địa (549 tỉ nhân dân tệ) nhiều hơn cả quốc phòng năm ngoái. Ông nói, nếu mọi thứ trở nên bất ổn, người giàu có sẽ là mục tiêu không chỉ vì của cải mà còn vì quan hệ gần gụi của họ với chính quyền. “Trung Quốc phát triển rất nhanh, và xã hội trở nên bất ổn", Shengxi “Tina” Tian, một luật sư tại MT Law, hãng luật ở Burlington, Massachusetts., đã giúp đỡ những người giàu có Trung Quốc di cư tới Mỹ nói. Tian chỉ ra rằng, những người giàu có Trung Quốc đánh giá cao luật pháp ở Mỹ, Canada và một số nơi khác.
Một doanh nhân gần đây di cư đến Boston trong khi vẫn điều hành doanh nghiệp nội thất ở Thượng Hải nói: “Hệ thống chính trị và luật pháp của Trung Quốc khiến chúng tôi thấy bấp bênh". Ở Trung Quốc, hơn 8.000 công ty được cấp phép làm dịch vụ di cư đã đào tạo các ứng viên cho phỏng vấn visa, giúp họ điền mẫu đơn, xem xét hạng mục đầu tư nước ngoài có thể. Well Trend United ở Bắc Kinh, một trong những công ty làm dịch vụ di cư lâu đời nhất, lớn nhất đặt ra mức phí 30.000 USD/khách hàng. Well Trend có văn phòng ở 10 thành phố lớn nhất Trung Quốc cho biết, đã giúp hơn 10.000 người có thị thực nước ngoài từ khi hoạt động năm 1995. Kinh doanh ngành này vẫn mạnh mẽ trong ít nhất một thập niên nữa, người sáng lập Larry Wang khẳng định. “Nó giúp Mỹ có được nguồn vốn nhất định trong khi người Trung Quốc cần thực hiện ước mơ nhìn thấy thế giới. Đó là cung và cầu". Một vấn đề nghiêm trọng với cả bên đương đơn và nước chủ nhà là nguồn gốc tài sản. Để đảm bảo các nguồn tài sản không dính dáng tới phạm tội, quan chức ở Mỹ, Canada và một số nước khác muốn xem kỹ các tài liệu liên quan tới tài sản của người giàu có Trung Quốc muốn di cư. Đó thực sự khó khăn. Về viễn cảnh dài hơn, nếu kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển, làn sóng di cư có thể dịu lại. Doanh nhân họ Lí có khu trượt tuyết nói, một số bạn bè của ông đang xem xét lại kế hoạch ra nước ngoài. Phần vì bởi quy định chặt chẽ hơn ở Canada và những nơi khác, phần vì trong khi người giàu Trung Quốc vẫn khao khát bằng cấp Canada hay Mỹ cho con cái họ, thì họ nhìn thấy ít lý do hơn để di cư. “Khi lần đầu tiên tới Canada, tôi nghĩ Trung Quốc quá tụt hậu và phải mất 50 năm nữa mới bắt kịp", ông Lí nói. "10 năm sau, chúng tôi thấy Trung Quốc hoàn toàn có thể đuổi kịp và vượt qua phần còn lại của thế giới".
|