Trung Cộng với chính sách di dân và lấn chiếm biên giới |
Tác Giả: Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẳng | |||||
Thứ Ba, 13 Tháng 12 Năm 2011 06:56 | |||||
Quyết định trên của nhà cầm quyền Hà Nội hết sức sai lầm, vô tình, hay hữu ý thực hiện chánh sách di dân của nhà cầm quyền Trung Quốc mà họ không tốn công sức đòi hỏi ...
Gần đây nhà cầm quyền Hà Nội quyết định miễn chiếu khán nhập cảnh cho khách du lịch người Trung Quốc khi vào Việt Nam. Đây là một quyết định đầy bất trắc cho tương lai dân tộc. Chúng ta hăy nhìn lại những gì Trung Quốc đă làm trong quá khứ với các nước láng giềng của họ trong chánh sách di dân và biên giới. Trung Quốc và Liên Sô có chung chiều dài biên giới khoảng 4,300 cây số. Họ đă có một cuộc chiến đẫm máu vào năm 1969 giữa hai người đồng minh ruột thịt vì Trung Quốc đă xua quân chiếm vùng sông Amur của Liên Sô, mà họ cho là thuộc chủ quyền của họ. Liên Sô phải dùng đến hỏa tiển để tiêu diệt quân Trung Quốc. Sau đó hai người bạn tiêu biểu cho thành trì Xă Hội Chủ Nghĩa đă ký một hiệp định về biên giới năm 1977, nhưng Trung Quốc vẫn lén lút cho quân lính lấp đá và dồn bao cát bỏ xuống bờ sông Amur bên phía Trung Quốc để lấn ranh Liên Sô. Khi Liên Sô xin gia nhập vào cơ quan Mậu Dịch Thế Giới (WTO), Trung Quốc chỉ đặt có một điều kiện duy nhất để hổ trợ Liên Sô đó là cho phép người lao động Trung Quốc được vào Liên Sô miễn chiếu khán nhập cảnh. Mặc dù hiệp định về biên giới được ký kết chính thức năm 1962, nhưng măi đến 1982 mới được thực hiện. Trong khoảng thời gian 20 năm đó Trung Quốc luôn tìm cách lấn biên giới và cho di dân sang Mông Cổ. Năm 1981 dấy lên phong trào trục xuất người Trung Quốc ra khỏi Mông Cổ đă bùng nổ. Thêm vào đó, Liên Xô tố giác Trung Quốc đă vi phạm hiệp định về biên giới với Mông Cổ tất că hơn 400 lần chỉ riêng trong năm 1969. Tờ New York Times, ngày 27 tháng 5 năm 1983 chạy trang đầu tin Mông Cổ trục xuất nhiều ngàn công nhân Trung Quốc ra khỏi nước họ. Ngày 2 tháng 9 năm 1964, tờ Pravda, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Liên Xô loan tin rằng Mao Trạch Đông rất hối tiếc vì không tranh thủ được sự đồng tình của Liên Xô để Trung Quốc chiếm Ngoại Mông. Trung Quốc, một quốc gia rộng mênh mông, nhưng người cầm quyền của họ luôn luôn tìm cách lấn chiếm lân bang mình dù chỉ năm, mười ngàn cây số! Với chiêu bài “Mặt Trận Giải Phóng” của thế giới, Mao quyết định chiếm Bắc Hàn để bảo vệ mặt trận giải phóng của xứ nầy, bảo vệ cả mặt trận giải phóng Trung Quốc và thế giới nửa. Mao lạc quan tin rằng Hoa Kỳ sẽ bị bại trận tại Bắc Hàn, hậu quả sẽ thuận lợi cho mặt trận giải phóng quốc tế. Rõ ràng là Trung Quốc nhận ra cuộc chạm trán giữa họ và Hoa Kỳ là không thể tránh được, nhất là khi hạm đội thứ bảy của Hoa Kỳ bắt đầu bỏ neo ngoài khơi Đài Loan trong lúc quân đội Liên Hiệp Quốc can thiệp vào cuộc chiến Triều Tiên. Họ muốn đem chiến tranh ra ngoài nước họ và Bắc Hàn là nơi Trung Quốc lựa chọn cho cuộc chiến. Tóm lại, mục tiêu của họ khi xua quân vào Bắc Hàn không phải vì bảo vệ nước xă hội chủ nghỉa anh em, mà là chiếm nước anh em làm chiến trường để đọ sức với địch thủ. Họ luôn coi các nước láng giềng là “ao nhà” và có quyền xử dụng vào bất cứ mục tiêu nào họ muốn. Sau hai thập niên bi thống trị bởi Trung Quốc, khoảng 1.2 triệu người Tây Tạng, tức 20% dân số đă bỏ mình trong các trai tù hoặc tại các nông trường tập thể, hoặc bị thủ tiêu. Nhiều tù nhân bị bỏ đói đến chết. Hơn 6,000 cơ sở văn hoá, đền đài, chùa chiền, tu viện bị phá hủy. Để duy trì lực lượng thống trị tại Tây Tạng khoảng 300,000 binh sĩ và công an, phần lớn lương thực bị thu mua, vì thế đă gây ra hai nạn đói vào các năm 1958-1961 và 1966-1976. Nhưng âm mưu thâm độc nhất vẫn là chánh sách đồng hoá cố hữu mà họ đă từng áp dụng không thành công tại Việt Nam khi họ đô hộ ta hàng ngàn năm trước. Họ đưa đến Tây Tạng khoảng 7,5 triệu người Trung Quốc, vượt xa dân số Tây Tạng khoảng nửa triệu. Người Tây Tạng trở thành dân thiểu số ngay trên chính quê hương cuả họ. Họ thống trị Tây Tạng không những về mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá và xă hội, mà còn ngự trị về mặt ngôn ngữ, vì ngôn ngữ chính thức là tiếng Trung Hoa, và Tây Tạng chỉ là ngôn ngữ địa phương. Với Việt Nam, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, tổ tiên chúng ta trải qua muôn vàn khó khăn với nước lân bang khổng lồ Trung Quốc. Với quan niệm Bắc địch, Tây rợ, Đông di, Nam man, các triều đại vua chúa Trung Quốc luôn đánh phá, gây bất ổn để đồng hoá, hoặc thôn tính Việt Nam. Cộng Sản Trung Quốc giữ nguyên quan niệm Đại Hán lạc hậu đó. Chỉ kể trong lịch sử cận đại, hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc rất thân thiện trong thời gian Việt Nam chống Pháp, nhưng sau khi Stalin qua đời, người kế vị là Khrushchev, quan niệm về cộng sản của ông khác hẳn, nhất là với Mao Trạch Đông, từ đó đưa đến tình trạng căng thẳng giữa hai đảng cộng sản anh em . Kể từ đó Việt Nam thân Liên Sô hơn Trung Quốc. Nắm cơ hội nầy, Liên Sô viện trợ nhiều cho Việt Cộng để chống Pháp, và hé lộ ý đồ giúp Việt Nam trở thành cường quốc cộng sản trong vùng Đông Nam Á. Trung Quốc rất khó chịu khi nhận ra điều nầy vi phía bắc của họ là Liên Sô, nếu phía nam Việt Nam trở thành cườnng quốc thì họ bị kẹt vào chính giữa, sẽ chận thế phát triển của họ về phía nam. Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc là bắt đầu liên hệ với Hoa Kỳ vào cuối năm 60, đầu năm 70 trên cấp bực cao với ngoại trưởng Henry Kissinger và rồi với Tổng Thống Nixon. Cùng lúc đó họ bắt đầu hổ trợ cho Cam Pu Chia dưới sự lănh đạo của Pol Pot vì ý thức hệ cộng sản, nhưng trên thực tế, họ muốn cô lập Việt Nam với Trung Quốc về phía bắc và Campuchia ở hướng tây. Khi Khmer Đỏ của Pol Pot nắm quyền, họ bắt đầu đò lại lảnh thổ mà họ cho là Việt Nam đă chiếm trong quá khứ. Bị từ khước, Pol Pot bắt đầu tàn sát Việt Kiều ở Campuchia, và hổ trợ cho du kích đánh phá Việt Nam ở phía tây vào năm 1978 (theo Wikipedia, Google). Nắm lấy cơ hội nầy, Liên Sô giúp Việt Nam đánh chiếm Campuchia, trước hết để loại trừ ảnh hưởng Trung Quốc tại đây, và để chứng minh với đám cộng sản đàn em là theo Liên Sô có lợi hơn là theo Trung Quốc. Việt Nam cũng nhận thấy rằng đây là cơ hội, vì Lào đă theo Liên Sô, nếu lật đổ được Pol Pot lập chánh phủ bù nhìn th́ì Việt Nam sẽ trở thành cường quốc cấp vùng ở Đông Nam Á. Vào ngày 7 tháng Giêng 1979, Việt Nam xua quân chiếm Phnom Penh, chấm dứt chế độ Khmer Đỏ và lập lên chánh phủ bù nhìn thân Việt Nam. Chúng ta đều biết rằng con số người Trung Quốc hiện đang sinh sống tại Việt Nam không ít, và họ chiếm ưu thế trong lănh vực kinh tế. Nay cho phép người Trung Quốc vào Việt Nam không cần chiếu khán nhập cảnh sẽ tạo cơ hội cho một số trong đám họ ở lại, dù bất hợp pháp, điều ấy gây muôn vàn khó khăn cho đồng bào ta trong lănh vực kinh tế, đó là chưa kể đến vấn đề an ninh, chính trị. Quyết định trên của nhà cầm quyền Hà Nội hết sức sai lầm, vô tình, hay hữu ý thực hiện chánh sách di dân của nhà cầm quyền Trung Quốc mà họ không tốn công sức đòi hỏi, hoặc trả giá để có được như họ đă từng làm với Liên Xô hoặc với các nước khác. Khi có nhiều cư dân Trung Quốc trên lănh thổ Việt Nam đó là một trong nhiều nguyên cớ để họ dùng để xâm lấn ta khi họ có nhu cầu. Đành rằng họ có thể viện bất cứ nguyên nhân nào, nhưng chúng ta không nên tạo thêm nguyên nhân giúp họ. Ngày nay Trung Quốc là một quốc gia hùng cường về kinh tế và quân sự đuợc cai tri bởi chế độ bá quyền đầy tham vọng, đó là hiểm họa cho thế giới nói chung và cho Việt Nam nói riêng. Nhà cầm quyền Hà Nội phải sáng suốt nhận ra cái hoạ mất nước từ Trung Quốc. Vì quyền lợi tối thượng của dân tộc, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải mạnh dạn, nhanh chóng rút lại lệnh trên trước khi chánh quyền Trung Quốc lợi dụng nó gây bất lợi lâu dài cho dân tộc. Làm được việc nầy đảng cộng sản Việt Nam ít nhất còn có được một lần tuyên truyền với đồng bào rằng họ tranh đấu để bảo vệ quyền lợi dân tộc, và họ không phải là đấy tớ suốt đời của Trung Cộng. Nhà cầm quyền Hà Nội luôn miệng hô hào hăy khép lại quá khứ thù nghịch, cùng nhau bắt tay xây dựng lại đất nước. Nhưng nghịch lý thay với người Trung Quốc đến Việt Nam thì được miễn chiếu khán nhập cảnh, còn người Việt Nam sống ở nước ngoài khi về thăm quê hương thì những khúc ruột ngàn dậm nầy bắt buộc phải có chiếu khán nhập cảnh. Người cộng sản Việt Nam nói một đàng, làm một nẻo. Không biết bao giờ họ mới bắt đầu sự chân thật và chấm dứt sự lừa dối. Họ vẫn tiếp tục nuôi dưởng thái độ thù nghịch với chính đồng bào của họ..
|