Đổi Đời PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Thế Hoàng   
Chúa Nhật, 27 Tháng 5 Năm 2012 07:36

Công việc sắp xếp chuẩn bị cho chuyến xuất ngoại du lịch coi như đã hoàn tất sau mấy tháng chuẩn bị. Bây giờ chỉ còn hơn mười tiếng đồng hồ nữa là bước lên máy bay.

 

 

Ngồi một mình trong phòng khách  yên tĩnh Hằng Nga nhâm nhi từng ngụm trà ướp sen nóng tỏa hương thơm ngào ngạt.  Hương trà nóng đậm đà thơm phức đang thấm dần vào cơ thể khiến cho Hằng Nga cảm  thấy thoải mái dễ chịu, tinh thần trở nên thơ thới. Hằng Nga đưa mắt rảo một  vòng nhìn từng món đồ vật quý giá đang bày biện trong phòng khách đầy đủ tiện  nghi của ngôi biệt thự sang trọng bề thế nằm giữa thành phố Saigon lòng tràn  ngập một tự mãn bằng lòng cho cuộc đời từ một kẻ cùng đinh vô danh tiểu tốt,  bỗng chốc trở nên người giàu sang quyền thế trong xã hội. Những tiền bạc của  cải tài sản, của chìm của nổi đang có trước mặt, đang nắm trong tay đã được tạo  nên không phải tốn đến một giọt mồ hôi hoặc công sức đổ ra. Nó đến từ một quyền  lực mà kẻ hành xử được đương nhiên nhìn nhận đó là một điều kiện cần và bắt  buộc. Không những ngôi biệt thự bề thế sang trọng trị giá hằng triệu đô la chễm  chệ một cách ngạo mạn trong cái xã hội khắc khổ lam lũ của cái gọi là chế độ xã  hội chủ nghĩa, Hằng Nga còn có thêm một số biệt thự khác rải rác từ Saigon đến  các tỉnh chỉ dùng cho ngoại kiều thuê mướn, một hãng xe du lịch hằng trăm chiếc  chuyên chở khách trên các tuyến đường xa, một công ty may mặc hàng xuất khẩu cỡ  lớn.

Hằng Nga đã tự  chọn cho mình mỹ danh ''Hằng Nga'' để tự khai sinh lại tên họ mình cho phù hợp  với trào lưu tiến bộ, thay thế cho cái tên Trần Thị Hó thành Trần Hằng Nga của  thời cha sinh mẹ đẻ mà người đồng thời trong cùng tuổi tác, cùng thế hệ vẫn  thường gọi thân mật là con Năm Hó ở xóm Bầu Lác. Xin ai đừng nghĩ rằng cái tên  Năm Hó cúng cơm ấy xấu xí  mà trái lại nó  oai phong lẫm liệt, rạng rỡ một thời với tước danh đồng chí Năm Hó, nữ anh hùng  lao động xuất sắc, nữ anh hùng đánh Mỹ cứu nước trong chiếc mũ tai bèo, bộ quần  áo ka ki lá mạ, đôi dép râu, cơm vắt, muối vừng, xẻ dọc Trường sơn chuyển vận  lương thực, vũ khí đánh phá miền Nam. Điều đặc biệt đã làm cho Hằng Nga vênh  mặt tự hào xem đó là một nguồn sống được trời phú ban để trở nên sự nghiệp hôm  nay với tên gọi nữ đồng chí hộ lý Năm Hó tài hoa đã được vinh danh một thời  trong làng bộ đội bác hồ với cung cách phục vụ bằng những ngón nghề tuyệt kỹ  khiến cho bao’’ anh hùng nón cối ‘’sống chết cho đảng cho bác luôn luôn mơ ước  làm sao được một lần chiếu cố, kề cận rồi có chết cho chế độ cũng an ủi được  tấm thân.

Nhờ vậy, người  nữ anh hùng hộ lý Năm Hó đã hốt gọn hồn xác một lãnh đạo đảng cấp cao trong  chiến dịch vượt Trường Sơn đem giang san về một mối. Hằng Nga tham quyền lực,  danh lợi tuy rằng tuổi tác của ông có chênh lệch và ông thì thèm khát nghiện  ngập chết mê mệt trước ngón nghề điêu luyện tuyệt vời của người nữ hộ lý già  giặn kinh nghiệm.

Cuộc tình đam  mê cuồng nhiệt giữa Hằng Nga và vị lãnh đạo cấp cao Tám Thiệt giữa chiến dịch  vượt Trường Sơn muôn dặm thuở ấy phát xuất trên căn bản bình đẳng đôi bên cùng  có lợi, phù hợp giá trị bản thân đã bộc phát mạnh mẽ trong lòng Trường Sơn núi  cao rừng rậm, ma thiêng nước độc, ngập tràn bom đạn chiến tranh và xác người  ngã gục. Rồi cuộc tình đậm đà đã được bảo chứng bằng khế ước hôn nhân do đảng  bảo trợ có giá trị tuyệt đối hơn các thủ tục cưới hỏi thường tình của thế tục.

Từ đó, đồng chí Năm Hó nữ anh hùng lao  động, nữ anh hùng đánh Mỹ cứu nước, nữ anh hùng hộ lý tài hoa bỗng chốc được  nâng lên hàng lãnh đạo có địa vị, có quyền lực. Cái tên Năm Hó ở xóm Bầu Lác  thâm sơn cùng cốc thuở nào không hẳn là đồ bỏ mà đã lừng danh một thời góp công  lao làm nên ''sự nghiệp cách mạng''. Bây giờ thì mỹ danh Hằng Nga lại rất phù  hợp cho một mệnh phụ phu nhân giàu tiền giàu của, lắm quyền lắm thế.

Hằng Nga không  còn muốn ai nhắc đến mình là Năm Hó, là Trần Thị Hó của một dĩ vãng lam lũ,  gian khổ miệt mài trong khói lửa. Phải gọi là bà Hằng Nga, là chị Hằng Nga, cô  Hàng Nga, hoặc là Hằng Nga trống trơn nghe thân thương, trang trọng, lịch lãm  thì Hằng Nga mới cảm thấy yêu đời, sướng ran người lên, hương tình đột khởi tái  phát phơi phới trong lòng. Người ta còn phải gọi cái biệt thự của bà là biệt  thự Hằng Nga, hãng xe du lịch Hằng Nga, công ty may mặc xuất khẩu Hằng Nga và  còn biết bao nhiêu Hằng Nga nữa được nảy sinh cấp thời trong cuộc sống hưởng  thụ giàu tiền bạc, lắm quyền thế. Bất giác Hằng Nga mỉm cười thỏa mãn cho dĩ  vãng ''trăm hoa đua nở'' vừa thoáng qua và đắc ý tự hào cho cuộc đời lên hương  ngào ngạt.   

Hằng Nga nhớ lại cái ngày của năm 75  trước đây, cả hai vợ chồng cũng như các cấp cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền  và quân đội được lệnh tiếp thu và quản lý miền Nam, hành trang mang trên vai  của chuyến đi chỉ là một túi xách vải đựng vài bộ quần áo, một số vật dụng cần  thiết cá nhân, đầu  nón cối , chân dép  râu làm chuẩn  mặc dầu hai người là những  đảng viên cán bộ lãnh đạo cấp cao. Phía sau lưng không còn gì, không có gì. Nhà  cửa, ruộng vườn, tài sản không có. Là giai cấp vô sản phải gương mẫu theo quy  luật đảng. Tất cả mọi người trong chế độ đều như nhau và thỏa hiệp bằng lòng.  Nó vẫn còn hơn và vượt lên cao so với tầng lớp nhân dân lầm than đói rách, cái  ăn còn chưa có thì nói chi đến cái mặc. Tất cả cho chiến tranh, cho “sự nghiệp  cách mạng, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Miền Nam Việt Nam cũng thế,  đảng và nhà nước đã dạy, đời sống nhân dân miền Nam hết sức thiếu thốn cơ cực  và nghèo đói lạc hậu gấp trăm lần miền Bắc. Cái đói, cái lạnh đã giết nhân dân  miền Nam vô số. Sau khi tiếp thu các đồng chí có nhiệm vụ cải thiện đời sống  của họ được no cơm ấm áo. Nghe đảng bảo vậy, Hằng Nga động lòng, thôi thì có  một số quần áo cũ, chục chén làm bằng vỏ dừa khô mang theo làm quà cho bà chị  họ. Chắc là họ mừng lắm.

Nhưng khi đặt  chân xuống đất miền Nam Việt Nam mà Hằng Nga nghe nói là vùng đất tự do, thì ôi  thôi đã trái hẳn lời Đảng chỉ dạy. Hằng Nga trố mắt kinh ngạc và quá thẹn  thùng. Cuộc sống dân chúng miền Nam là một thiên đàng. Khi hỏi thăm và tìm ra  được nhà người chị họ, hai vợ chồng Hằng Nga không dám vào và cứ ngỡ đây là một  cơ quan công quyền vì nhà bà chị là một ngôi biệt thự, bên trên nóc nhà có trụ  ăng ten lớn cao vút trông như một điện đài của một trong những cơ quan quyền  lực ở miền Bắc. Hai vợ chồng cứ đứng ngần ngừ ngẩn ngơ trước cổng nhà gần cả giờ  không dám gõ cửa, không dám bước vô. Khi được chủ nhà tiếp đón, hai người cũng  chưa dám bước vào vì khi nhìn lại bản thân trong bộ quần áo bộ đội bạc màu, đôi  dép râu dơ bẩn lạc hậu, cái nón cối mốc thếch hoen ố, và chiếc bị vải mang trên  vai thật lếch thếch luộm thuộm trước cửa phòng khách có trải thảm sang trọng và  máy điều hòa không khí mát lạnh.

Trong suốt buổi  gặp gỡ thăm hỏi với nhau, Hằng Nga hết sức ngượng ngùng e thẹn trong lời nói,  tiếng cười cũng như mọi việc mọi sự của đời sống cá nhân và gia đình. Hằng Nga  đã vô cùng tự ty mặc cảm cho thân phận, cho chế độ mà gần nửa đời người Hằng  Nga đã hiến dâng tất cả ngay cả những gì quý nhất của người đàn bà cũng không  luyến tiếc. Số quần áo cũ và chục chén làm bằng vỏ dừa khô mang theo để làm quà  bà chị, vì nghe đâu trong miền Nam không đủ áo quần mặc lạnh trong mùa đông,  không có chén ăn cơm, giờ đây những thứ đó như chiếc gai nhọn đâm mạnh vào con  mắt khiến Hằng Nga không còn nhìn thấy gì nữa. Hằng Nga hết sức xấu hổ đang tìm  cách vứt chúng vào thùng rác hoặc đốt cháy tiêu tan, hoặc chôn vùi chúng sâu  dưới lòng đất để ém nhẹm cái đói rách bẩn thỉu bần cùng của mình.

Trước mặt hai vợ chồng Hằng Nga, gia đình bà chị họ chiêu  đãi cơm nước, các thức ăn bằng những ly tách chén bát sang trọng quý giá và họ  ăn mặc quần áo bằng tơ lụa nhung gấm đắt tiền, những thứ vải vóc mà từ trước  đến nay Hằng Nga chưa hề nghĩ đến hoặc chưa hề nhìn thấy hoặc chưa hề mơ ước  trong cái chế độ xã hội chủ nghĩa siêu việt miền Bắc. 

Là con người như mọi người đang có mặt  trên trái đất này, trước cuộc sống tự do và phồn thịnh của đất nước Miền Nam đã  đánh thức lương tâm Hằng Nga trong sự thèm khát vô cùng mãnh liệt xoáy mạnh vào  tâm não. Giờ đây, đầu óc Hằng Nga đang có một sự phản tỉnh ác liệt. Mọi giáo  điều, nghị quyết của đảng, những lý luận chính trị, những chủ thuyết tư tưởng  Mác Lê, tư tưởng hồ chí minh,  những năm  dài đánh Mỹ cứu nước và những gì gì đó gọi là siêu việt của chế độ xã hội chủ  nghĩa miền Bắc giờ đây đột nhiên cảm thấy quá lạc hậu, hủ hóa. Tuy nhiên, Hằng  Nga nghĩ rằng phải dựa vào đó để làm nền xoay chuyển cuộc đời.

Công cuộc tiếp  quản Miền Nam trù phú, miền Bắc hướng mục đích tận lực chiếm đoạt toàn bộ tài  sản của cải của chế độ Miền Nam bỏ lại, của những người bỏ nước ra đi, của tầng  lớp tư bản giàu có, và của toàn thể nhân dân Miền Nam trong quyền lực độc tôn  của kẻ tự gọi là chiến thắng. Dồn dập, khẩn cấp, ào ạt, hầu hết của cải tài sản  Miền Nam được vận chuyển liên tục ngày đêm không ngừng nghỉ về Bắc để tô điểm  cho một xã hội rách nát, đói nghèo thắt lưng buộc bụng. Những gì còn sót lại  đều nằm trong tay những kẻ quyền lực mới đang chăn dân trị nước. Ai nhanh tay,  ai có tài năng ''thu dọn chiến trường'' thì mau trở thành đại phú không cần  thời gian, không tốn công sức, không uổng phí một giọt mồ hôi.

Hai vợ chồng  Hằng Nga cũng đang góp tay triệt để khai thác, chiếm lĩnh và sử dụng nguồn tài  sản của cải đang có trước mắt. Hằng Nga nghĩ đây là của Trời cho. Đây cơ hội  nghìn vàng làm nên cơ nghiệp lớn. Hai vợ chồng là những cán bộ lãnh đạo cấp cao  muốn gì lại không được. Chỉ cần một cái gật đầu, một phác tay, một chữ ký, một  lời nói, thì tiền bạc, đô la, hột xoàn, nhà cửa, xe cộ, đất đai, ruộng  vườn...và mọi thứ khác trên đời đều trở thành sở hữu dễ dàng và hợp pháp, không  sợ ai tố cáo, thưa kiện, khiếu nại.  Nếu  ai cố tình phanh phui, tò mò, tọc mạch, báo cáo, xiên xỏ thì kẻ ấy coi như  không thiết sống nữa.

Hằng Nga phác  họa chương trình làm ăn lớn, dàn dựng một đội ngũ đàn em tay chân bộ hạ hùng  hậu vừa để chuyên truy lùng, sục sạo, tìm kiếm áp phe, mánh mung, mối lái, đưa  đường chỉ lối, vừa để bảo vệ tính mạng và tài sản của cải chiếm đoạt được. Bà  tổ chức những đường dây buôn lậu xăng dầu, thuốc tây, ngay cả á phiện, các  đường dây vượt biên, truy tầm nhà cửa, biệt thự, tài sản, của cải, tiền bạc của  những người bỏ nước ra đi, của tư sản mại bản, của đồng bào Việt gốc Hoa vượt  biên hoặc bị trục xuất, làm đầu nậu bao che các tụ điểm cờ bạc, các hang động  mãi dâm, hút xách, tiếp tay nuôi dưỡng khai thác gỗ rừng và tất cả những áp phe  nào hốt được nhiều tiền hai ông bà không bao giờ bỏ sót.

Mọi nhu cầu  sinh hoạt trong đời sống người dân khi qua cửa công quyền phải làm ''thủ tục  đầu tiên'' . Không có tiền  đi đầu công việc sẽ bị trục trặc, chậm trễ, ngâm tôm, khước từ hoặc không giải  quyết. Những trận bão lụt thường xuyên xảy ra hằng năm từ Bắc vào Nam là những  cơ hội làm ăn lớn. Mỗi lần có bão tố lụt lội là hai vợ chồng Hằng Nga cũng như  các chức quyền trong guồng máy cai trị dân hân hoan mừng rỡ vì đột nhiên tiền  bạc và phẩm vật cứu trợ của người Việt khắp năm châu, của các tổ chức nhân đạo  quốc tế, của các quốc gia trên thế giới ào ạt đổ vào Việt Nam vô tận, và phải  qua tay họ, còn sự được hưởng của nạn nhân bão lụt nhiều, ít, có hay không lại  còn tùy thuộc lòng bác ái nhân từ của từng giới chức thẩm quyền.

Sau ba năm tiếp  quản, cai trị miền Nam vợ chồng Hằng Nga đã nhanh tay tạo dựng được một cơ  nghiệp đồ sộ và nguồn lợi nhuận mỗi ngày mỗi phát lên. Cuộc sống thăng hoa  trong tiền bạc thừa thãi với nhà lầu xe hơi, no cơm ấm cật, không có nghĩa là  ăn no mặc ấm mà phải ăn ngon mặc đẹp, Hằng Nga khởi sự chú ý đến dáng sắc của  mình. Những năm tháng xẻ dọc Trường Sơn, vượt suối trèo đèo, ăn sương nằm đất,  cơ cực nắng mưa trong tuổi thanh xuân mà ngoại cảnh khắc nghiệt nơi rừng thiêng  nước độc đã tàn phá làn da trắng mịn mà, gương mặt bầu bĩnh ửng hồng của cô  thôn nữ đôi mươi tràn trề sức sống của xóm Bầu Lác năm xưa. Chiến tranh chấm  dứt, sức khỏe Hằng Nga đã sút giảm nhiều hơn trong khói lửa bom đạn, trong đời  sống kham khổ của chế độ.

Nhưng bây giờ  không còn là như xưa nữa, sức khỏe của Hằng Nga đã trở lại bình thường, da dẻ  hồng hào, mịn màng tươi mát. Hằng Nga bắt đầu làm quen với các thẩm mỹ viện,  chọn lựa kiểu tóc cho hợp với khuôn mặt bầu bĩnh điểm đồng tiền duyên. Hằng Nga  hăm hở quyết ''cải tạo'' lại những gì đã có sẵn trên cơ thể để đúng mốt người  trưởng giả sang giàu quyền quý.

Rồi những lần  căng da mặt, lót gò má no đầy, nâng ngực, nâng sống mũi, độn cằm, cắt mí mắt,  xăm chân mày...làm móng tay móng chân... được tiếp nối theo từng đợt hằng năm.  Hằng Nga làm quen và chọn lựa mỹ phẩm, chọn lựa nước hoa, điều nghiên vải vóc  để may sắm hằng loạt quần áo theo thời trang. Hằng Nga đã phải mất khá nhiều  thì giờ làm đẹp bản thân và rất tự mãn bằng lòng cho nhan sắc dáng vẻ của  mình.đã chuyển đổi hoàn toàn có sức quyến rũ thu hút người đối diện.
                Tuy tuổi tác  ngoài năm mươi, nhưng khi nhìn vào gương sau mỗi lần trang điểm,  Hằng Nga tự hào và nhìn nhận mình vẫn còn trẻ  đẹp, cõi lòng phơi phới rạo rực độ tuổi hồi xuân. Có những lúc Hằng Nga vẫn  thèm khát ước ao, rạo rực riêng tư khi suy nghĩ đến sự chung đụng nào đó và  Hằng Nga sẽ sẵn sàng chấp nhận và đáp ứng. Vẫn có những mục tiêu chú ý, ve vãn,  cầu xin và đều được thỏa mãn. Xong việc là thôi. Ngày trước nhiệm vụ không  ngoài khuôn khổ ấy. Công việc gì đã quá quen thuộc thì cảm thấy bình thường,  không thắc cũng không hối tiếc. Cái xã hội chủ nghĩa siêu việt mọi thứ trên đời  là của chung, không phải sở hữu riêng tư một ai và chỉ duy nhất do quyền lực  tối cao của đảng lãnh đạo và ban phát.

Từ lâu, Hằng Nga đã mất hẳn ý niệm gia đình. Gia đình đối  với Hằng Nga không là nguồn gốc căn bản cấu tạo nên xã hội, không là nơi phát  xuất bảo vệ dòng dõi huyết thống gia tộc, mà chỉ là môi trường để nam nữ gặp gỡ  tạo ra con người để cho tất cả phải trở thành ''con cháu bác Hồ'' và bác dẫn  dắt con người đến cái gọi là thế giới đại đồng, sống chung trong cùng tập thể  bình đẳng của một giai cấp vô sản duy nhất, không ranh giới, không riêng tư một  ai. Trong bối cảnh chuyển đổi cuộc đời giữa hai khuynh hướng tư bản và vô sản  đang quyết liệt ''xáp chiến'' trong tầm suy tư của Hằng Nga kể từ lúc khởi sự  làm quen cuộc sống nhung lụa.

Không phải là  Chúa, Phật, Thần, Thánh mà đã là con người ở thế gian phải được quyền hưởng thụ  do công sức mình làm ra. Muốn hưởng thụ phải có quyền tư hữu và các quyền tự do  căn bản khác. Những mô thức gọi là   ''đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý'' hoặc ''Làm theo  năng suất, hưởng theo tiêu chuẩn'' là những giáo điều bịp bợm, mỵ dân. Ngày  trước Hằng Nga đã tin tưởng, quy phục   tuyệt đối vào quy luật, giáo điều, nghị quyết của đảng xem đó là khuôn  vàng thước ngọc hướng người dân đến cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhưng thực tế  thì so sánh miền Nam tự do thì xã hội miền Bắc đã bị bần cùng hóa đến mức cạn  cùng kiệt quệ. Thật là ghê gớm, bỉ ổi hết sức! Hằng Nga nhận thức rõ cái gọi là  xã hội chủ nghĩa đã mỵ dân, phỉnh gạt, lừa dối, bưng bít đến độ tàn nhẫn vô  lương tâm, phản bội lại Dân tộc, đất nước mà trong đó vợ chồng Hăng Nga là  những chứng nhân đang nắm giữ những vai trò lãnh đạo. Sự thức tỉnh có thể sẽ  chuyển đổi không là kẻ đồng lõa.

Hằng Nga cảm  nhận rằng chế độ sẽ phải sụp đổ trong một ngày rất gần đây. Những biến cố chính  trị liên tục xảy ra đã tạo một áp lực nặng nề, ngột ngạt lên các tầng lớp lãnh  đạo trong và ngoài đảng. Đồng bào các sắc tộc cao nguyên nổi dậy đòi tư hữu đất  đai, đòi quyền sống tự do trước sự cai trị khắc nghiệt độc đoán của chế độ. Họ  vượt biên giới và đi định cư tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Các tôn giáo phản kháng chính  quyền đòi quyền tự do tôn giáo đang bừng bừng sôi sục trong và ngoài nước. Khẩu  hiệu ''Tự do tôn giáo hay là chết'' đã ám ảnh quá nặng nề vợ chồng Hằng Nga và  các chức quyền lãnh đạo. Vụ án trùm xã hội đen Năm Cam mà chồng Hằng Nga và các  chức quyền cao cấp liên lụy bao che đang bị tố giác. Những tiết lộ sự thật vô  cùng nhớp nhúa khả ố bề trái của ''chủ tịch hồ chí minh'', một thần tượng mà  một thời Hằng Nga đã tôn sùng kính mến, giờ   đã khiến cho Hằng Nga đánh mất niềm tin. Mỗi lần nghĩ đến, Hằng Nga cảm  thấy buồn nôn. Những cấu xé, đấm đá tranh giành quyền lực của phe thủ cựu và  cấp tiến mỗi ngày một quyết liệt không phân thắng bại. Tham nhũng, hối mại  quyền thế, bao che dung túng là quy luật trị nước hết sức công hiệu. Điều đáng  chê trách phỉ nhổ chế độ này đã manh tâm dâng đất dâng biển của tiền nhân để  lại cho bọn bá quyền phương Bắc gây làn sóng uất hận căm hờn cao độ trong lòng  dân từ trong nước ra hải ngoại. Hằng Nga nhận thấy đây là một tủi hổ, một quốc  nhục. Hằng Nga không chấp nhận hành động bán nước. Đa số chức quyền, đảng viên  không chấp nhận sự mãi quốc cầu vinh. Còn nhiều, nhiều lắm, mỗi ngày phát sinh  những tai biến đè nặng bao trùm chế độ hết sức ngột ngạt. Hằng Nga đã cảm thấy  bắt đầu run sợ. Mọi người run sợ lo lắng cho một sự đổi đời, một sự trả thù vô  cùng khốc liệt, một sự kết thúc chế độ tàn bạo đẫm máu và nước mắt.

Hằng Nga suy  tư, phập phồng lo lắng nhưng vẫn giậm chân tại chỗ. Tiền bạc, tài sản, của chìm  của nỗi đang có trong tay một khối đồ sộ và rộng khắp. Không lẽ một sớm một  chiều cái quyền tư hữu tài sản của cải này như gió vào nhà trống. Không thể dễ  dàng như vậy. Hai vợ chồng Hằng Nga cũng như đa số chức quyền từ trên xuống  dưới đã phải có những chuẩn  bị tính  toán.

Hằng Nga thực  sự không hẳn là người hiếm muộn con cái. Trong dòng họ, ai ai cũng con bầy cháu  lũ. Trong những năm dài gọi là đánh Mỹ cứu nước với nhiệm vụ người nữ hộ lý đã  làm suy giảm khả năng sinh sản của Hằng Nga. Rồi những năm tháng chăn gối với  người chồng tuổi tác già nua cũng không đem lại một kết quả mong muốn. Hằng Nga  ước muốn có con và vẫn kín đáo tìm kiếm. Sau ba năm tiếp quản miền Nam Hằng Nga  được toại nguyện, và được chồng chấp thuận. Một đứa con trai chào đời từ một  người đàn ông khác. Người xưa bảo được hào của, mất hào con. Hằng Nga không  chấp nhận quy luật ấy. Cái khả năng tư duy của Hằng Nga rất nhạy và dễ dàng  chấp nhận. Thỉnh thoảng Hằng Nga vẫn làm công việc ấy nhưng thật hoài công.    

Trần Hé, đứa con trai hiếm hoi muộn  màng được Hằng Nga cưng chiều sủng ái rất mực. Hằng Nga sẵn sàng dành mọi ưu  tiên cần thiết về vật chất theo nhu cầu đòi hỏi của cậu ấm cưng. Trần Hé càng  lớn càng khỏe mạnh, cao ráo, đẹp trai. Mười sáu tuổi nó đã kết bè với những đứa  trẻ cùng lứa tuổi thuộc thành phần con ông cháu cha tổ chức đua xe cao tốc trên  các đại lộ trung tâm thành phố gây ồn ào náo nhiệt trong giờ nghỉ ngơi của mọi  người giữa đêm khuya. Nếu có bị công an ''hốt'' thì sáng hôm sau chỉ cần một cú  điện thoại là các cậu ấm cưng được xe công an chở về tận nhà trả cho cha mẹ với  những lời khuyên nhủ lấy lòng. Sau đó, sự việc vẫn cứ tái diễn. Luật pháp chỉ  để hù dọa áp dụng những kẻ cùng đinh khố rách áo ôm, thấp cổ bé miệng.   

Trần Hé đam mê ăn chơi trụy lạc, phung  phí tiền bạc hơn là chăm chỉ học hành. Điểm số hằng năm luôn luôn dưới trung  bình, nhưng vẫn được lên lớp đều đặn. Đây là đặc ân dành riêng cho con cháu các  gia đình gọi là ''có công với cách mạng'', ''có công đánh Mỹ cứu nước''. Chứng  chỉ, bằng cấp, cũng được ưu tiên cấp phát miễn là có tham dự trường lớp. Khả  năng, trình độ là thứ yếu. Con cháu của ''ngụy quân, ngụy quyền'' thuộc chế độ  cũ bị phân biệt đối xử hết sức khắt khe, khó lòng chui lọt vào được các trường  lớp cao hoặc ngành nghề chuyên môn. Hằng Nga không mấy vừa ý về sự phân biệt  đối xử đó vì như vậy có thể vô tình đánh mất bao nhiêu tài năng của đất nước,  nhưng lại là chính sách của đảng thì không biết phải làm sao hơn.      

Dù chuyện gì là chuyện, chỉ là thế sự  nhân tình, Hằng Nga không quan tâm nhiều bằng bản thân, gia đình và khối tài  sản mà mấy năm gần đây tạo mối lo lắng ưu tư hàng đầu cho hai vợ chồng Hằng Nga  cũng như biết bao nhiêu giới chức lãnh đạo trước tình thế diễn biến dồn dập  ngày càng bất lợi cho chế độ. Chế độ đang bị lung lay đến gốc rễ, rạn nứt toàn  thân và nhất định phải sụp nhanh chóng. Từ trong nước ra hải ngoại người dân  bất luận thuộc thành phần nào cũng đang kết tội nặng nề chế độ này là bán nước,  độc tài, bất công, tham nhũng, hủ hóa, lạc hậu, thối nát. Từ thượng tầng lãnh  đạo đền hạ tầng cơ sở trong từng phút từng giờ đang liên tục diễn ra những màn  theo dõi, ám sát, bắt cóc, đầu độc, hăm dọa, thủ tiêu hoặc trù dập cũng chỉ vì  mục đích tranh giành quyền lực, địa vị, tiền bạc thủ lợi cho cá nhân và phe  cánh.  

Trước thực trạng chế độ sắp phải tan  đàn rã gánh, cũng như mọi người, vợ chồng Hằng Nga đã dự liệu những tính toán,  những chuẩn bị. Nếu thực sự biến cố xảy ra, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp thì chỉ  còn cách duy nhất tìm đường bôn tẩu ra nước ngoài để tránh những thảm cảnh trả  thù khốc liệt phải có xảy ra mà chế độ này trước đây đã nhẫn tâm nhúng tay tắm  máu. Vài năm gần đây Hằng Nga lo thu vén tài sản có được bao nhiêu đều chuyển  đổi ra đô la và thu mua hột xoàn cất giấu. Hai loại này có giá trị khắp mọi  nơi, vừa gọn nhẹ, dễ di chuyển. Hằng Nga bác bỏ ý định của ông chồng già khú đế  là nên chuyển ngân đến các ngân hàng ngoại quốc, bằng không nếu mai mốt có  chuyện sẽ bị truy lùng, phong tỏa trương mục là tiêu tùng mất sạch.  

Sau thời gian suy tính, con đường bôn  tẩu mà vợ chồng Hằng Nga đã chọn là xuyên qua Trung quốc, sau đó bằng mọi cách  vận động để xin được dung thân tại Mỹ. Hằng Nga liền lo giấy tờ cho Trần Hé  được du học tại Hoa kỳ vừa lúc cậu ấm cưng tròn 21 tuổi được nhà nước cấp chứng  chỉ tốt nghiệp lớp 12, và hoàn tất lễ tuyên thệ gia nhập đảng Cộng sản. Nhiệm  vụ chính của Trần Hé đến Hoa kỳ thực hiện công tác của một cán bộ văn hóa vận  nằm trong Mặt trận văn hóa vận do mười Lung, Trưởng Ban Văn hóa vận miền Đông  Nam Hoa kỳ lãnh đạo. Mười Lung là đệ tử ruột của tám Thiệt, chồng của Hằng Nga  trong thời xẻ dọc Trường Sơn đánh Mỹ cứu nước và những năm tiếp quản miền  Nam,  còn là ''người tình hờ'' của Hằng  Nga, khi cần thiết thì cứ đến với nhau theo nhu cầu đòi hỏi. Mười Lung được sự  tin cậy của vợ chồng Hằng Nga  và cũng để  gởi gắm Trần Hé trên đất Mỹ.

Trần Hé đến Hoa  kỳ với tư cách một sinh viên du học, một cán bộ văn hóa vận nằm vùng trong mạng  lưới sinh viên học sinh, nên tất cả chi phí học hành, ăn ở, công tác do nhà  nước cộng sản Việt Nam đài thọ dưới sự bảo trợ của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Mỹ. Năm rồi, Hằng Nga đã chuyển ngân nhờ  Mười Lung đứng tên mua giúp một ngôi biệt thự trị giá nhiều triệu đô la trả  dứt, khởi đầu tạo dựng chốn dung thân xứ người mai hậu, giao cho Mười Lung và  Trần Hé trông nom và sử dụng, vừa dùng làm cơ quan Mặt trận văn hóa vận miền  Đông Nam.  Hằng Nga vô cùng thích thú  sướng ran người lên khi được xem qua toàn bộ ngôi biệt thự quay thành phim do  mười Lung gởi về. Chắc gì ở Việt Nam có được ngôi biệt thự nào sánh bằng kể cả  ngôi biệt thự Hằng Nga đồ sộ nằm giữa trung tâm Saigon coi như hạng bét. Mỹ  chúng nó giàu sang, văn minh, tiến bộ vượt bực quá. Hằng Nga dự tính tìm một  cái tên thật đẹp để đặt tên cho nó như đã đặt cho ngôi biệt thự Hằng Nga. Nhưng  phải là tên bằng tiếng Mỹ kìa. Có lẽ khi gặp mười Lung để nhờ anh ấy mới được  và đặt cả tên nông trại sắp mua. Mục đích chuyến đi Hằng Nga dự tính tìm hiểu  đời sống ''quê hương thứ hai'' và hoàn tất việc mua một nông trại mà mười Lung  đã khảo sát sơ khởi một số với giá cả phải chăng.       

Hằng Nga cũng dự tính tìm cho mình một  tên Mỹ thật đẹp, thật kêu mà tiếng Mỹ của mình lại mù tịt, âm u như khu rừng  rậm vây kín, khó học, khó nói, khó nghe. Cô thôn nữ Trần thị Hó quê mùa lam lũ  của xóm Bầu Lác năm xưa, được sinh ra lớn lên trong tuổi thơ chưa đọc thông  viết thạo tiếng mẹ đẻ, thì năm mười sáu đã nhập cuộc chiến. Môi trường lớn khôn  trong khói lửa bom đạn, trong tư tưởng chủ thuyết Mác Lê, vây hãm gò bó trong  hận thù giai cấp, hận thù ý thức hệ đã đánh mất lứa tuổi cắp sách đến trường.  Giờ thì học làm sao cho vô được đây?! Tiền bạc thừa thãi thì lo gì, khi ra nước  ngoài có cậu ấm cưng, có mười Lung, có những người khác. Me Tây, me Mỹ dốt nát,  đần độn, ngu si mà nói tiếng Anh, tiếng Pháp không chê vào đâu được. Nói mà  không viết được ra chữ. Có sống gần nhau lâu ngày thì nói được có khó khăn gì,  thì mình sau này có ở Mỹ cũng thế thôi.

Nói là nói vậy  chứ mấy tháng trước Hằng Nga cũng ham hố giục giã học tiếng Anh dành cho chuyến  xuất ngoại. Nhà có con sen  giỏi tiếng  Anh. Nghe nói chế độ trước nó là sinh viên đại học sắp ra trường. Khi miền Nam  mất, cha nó là ngụy quân đi tù cải tạo bị đánh đập tra khảo chết trong tù. Mẹ  nó ở nhà bị lão bí thư Tỉnh ủy cưỡng hiếp rồi ép làm vợ bé bỏ đàn con dại bơ vơ  phải về sống nương tựa bên Nội. Nó bỏ quê, ra Saigon tìm việc làm. Vậy mà nó  không xin làm công nhân viên, hãng xưởng cơ quan nhà nước lại nhờ người xin làm  con sen giúp việc cho nhà này. Cái cũng lạ! Con nhỏ hiền, dễ thương, có học, lễ  phép, khiến Hằng Nga có cảm tình và thường cho nó thêm tiền hằng tháng gởi về  nuôi em.

Hằng Nga được  con sen tận tình chỉ dạy tiếng Anh và chỉ cần học những câu thông thường chào  hỏi, đi đứng, ăn uống...Vậy mà, hơn sáu tháng vẫn chưa nhập tâm được câu nói  nào ra hồn. Học trước quên sau, học đầu quên đuôi, uốn giọng, líu lưỡi, mím môi  ...đủ cách đủ kiểu mà không nên trò trống gì ! Mệt mỏi, bần thần đâm ra thấy  chán, nhét được chữ nào cứ nhét, nói đến nói đại, Mỹ nó nghe được hay không,  không cần biết.

Nghĩ thế, bất  chợt Hằng Nga phát cười rộ, đứng bật dậy, đi đi lại lại trong phòng khách rồi  soi mình vào gương,  dáng vẻ thích thú trong  tâm trạng thèm khát ước ao tột độ mọi thứ chuyện. Rồi đây ta sẽ ở nhà Mỹ, ăn  cơm Mỹ, xài tiền Mỹ, nói tiếng Mỹ, sống chết trên đất Mỹ và rất có thể lấy  chồng Mỹ nữa là cái chắc! Hà! Hà! Sự đời là thế đãy! Lắm cái buồn cười! Tráo  trở! Mặt chai mày đá! Ngày trước toàn quân toàn dân hy sinh xương máu, sôi sục  căm hờn, một lòng quyết tâm ''đánh cho Mỹ cút'', kết án chế độ miền Nam ôm chân  đế quốc Mỹ. Bây giờ thì ai ai cũng thích đi Mỹ, thích chơi với Mỹ, sống với Mỹ,  xin tiền Mỹ, thích xài tiền đô, chê giấy bạc ‘’cụ Hồ’’ lạc hậu, mất giá, giấy  lộn đáng vứt vào sọt rác. Mình cũng như mọi người, như hầu hết các chức quyền  lãnh đạo từ trên xuống dưới, bên ngoài thì rất thản nhiên, nhưng trong lòng sôi  sục biết bao nhiêu sự thèm khát, ước ao và đang chú tâm tìm kiếm, moi móc những  cơ hội có thể làm một cuộc đổi đời. Vậy là mọi người đã thừa nhận chế độ này  lạc hậu, ngu dốt, nghèo đói, thối nát, bất lực không đem lại no cơm ấm áo hạnh  phúc cho toàn dân. Đã nghèo đói, thiếu thốn, xác xơ thì phải lạy lục van xin có  gì là xấu hổ nhục nhã. Chứ không phải ngày trước giặc Mỹ thả bom càn quét đất  Bắc, quân dân ta vây bắt cho bằng được những tên giặc lái máy bay bị bắn rơi  nhảy dù xuống đất, rồi đua nhau chửi bới, sỉ vả làm nhục chúng, đem giam giữ  tra tấn chúng bao nhiêu cực hình, bỏ đói, đày ải lao động khổ sai chúng đến  thân tàn ma dại. Rồi kết án chúng là kẻ thù không đội trời chung, không thể  sống chung hòa bình nhìn thấy mặt nhau trên quả địa cầu này, một còn một mất.

Vậy mà mấy năm  sau này, những vị chóp bu quyền lực guồng máy lãnh đạo đảng và nhà nước ta đã  trải thảm đỏ dài hàng trăm thước từ cầu thang máy bay vào phòng khách danh dự,  toàn thể cúi rạp người xuống hân hoan nghênh đón tên giặc lái ngày đó bị ta  hành hạ thừa chết hết sống trong nghi lễ ngoại giao vô cùng trang trọng kính nể  được dành riêng cho vị quốc khách. Ngài đến không phải là dễ dàng mà phải nhất  bộ nhất bái, cúi đầu phủ phục năn nỉ, ỉ ôi, kinh qua biết bao nhiêu phiên họp  kín, họp mật, ngài Đại sứ nước cờ hoa mắt xanh mũi lõ ở tít xa nửa vòng trái  đất mới để tâm chiếu cố đến vận mạng đất nước ta, đến cơ đồ sự nghiệp đảng ta.     

Ngày ấy, Ngài Đại Sứ đứng trên bục cao  cờ hoa rực rỡ trông thật uy nghi lẫm liệt như một lãnh tụ, một vị cứu tinh.  Ngài rảo mắt nhìn bao quát đám cựu thù đã một thời hành hạ sỉ nhục, đánh đập  Ngài đang đứng rạp người cúi đầu im lặng lắng nghe từng lời vàng ngọc của Ngài.
                Ngài đại Sứ mỉm  cười thật đôn hậu, ánh mắt thật dịu hiền. Ngài nói:'' - Tôi sẽ cho quý vị tiền  để tái thiết đất nước của quý vị ''.

Vừa nghe nói  đến đô la mọi người đều hớn hở mở cờ trong bụng, mặt mày tươi rói, ngước mặt  len lén nhìn lên ngài Đại Sứ hào hoa phong nhã, giàu lòng bác ái vị tha, đồng  loạt vỗ tay liên hồi tán thưởng và cảm tạ nghĩa tình chiếu cố ưu ái của xứ cờ  hoa. Ngài Đại Sứ nói tiếp  :''- Trước khi quý vị nhận tiền, tôi yêu cầu  quý vị thực thi ngay vấn đề bảo vệ nhân quyền, bảo đảm đời sống ấm no hạnh phúc  cho người dân. Quý vị hãy để cho nhân dân Việt Nam sống trong thể chế tự do,  dân chủ và người dân phải được hưởng đầy đủ các quyền tự do căn bản. Quý vị hãy  quyết tâm diệt trừ cho bằng được nạn tham nhũng đang là quốc nạn hết thuốc  chữa. Quý vị hãy trả tự do ngay cho toàn thể tù chính trị đang giam giữ trong  các nhà tù từ nam ra bắc. Quý vị hãy hủy bỏ điều 4 hiến pháp của quý vị, chấp  nhận đa đảng và để cho người dân có tiếng nói đối lập. Nếu quý vị thực hiện đầy  đủ những điều tôi vừa yêu  cầu thì tôi  hứa với quý vị rằng đồng đô la của tôi sẽ nằm vào tay của quý vị hằng tỉ, hằng  tỉ, muốn lúc nào cũng có, tha hồ quý vị chi tiêu xả láng theo nhu cầu đất nước  của quý vị. Tôi nhắc lại, quý vị là các cấp lãnh đạo đầu não tối cao của đảng  và nhà nước của quý vị, hãy lắng nghe và nhớ cho thật rõ những điều tôi vừa chỉ  thị rồi thực thi cho đầy đủ theo mong muốn của tôi. Lúc đó, quý vị sẽ bắt đầu nhận  đô la. Sao ?...Quý vị có làm được không ?   Ai có ý kiến gì thì cứ thẳng thắn dơ tay xin nói...

Ngài Đại Sứ dứt  lời, rảo mắt nhìn ''đám quần thần của hồ chủ tịch''và chờ đợi. Mọi người có mặt  trong đại lễ nghênh đón ngài Đại Sứ nước Cờ Hoa vẫn đứng cúi đầu im thin thít,  nét mặt tiu nghỉu, buồn xo và đang dần dần biến sắc. Không ai nói với ai một  lời. Không ai nhìn ai để dò la ý kiến. Họ đang bồn chồn lo sợ, vừa nuối tiếc  vừa cân đo sự việc. Đồng đô la vô cùng hấp dẫn. Quyền lực, địa vị, giàu sang  phú quý thật quyến rũ đê mê.

Vài phút trôi  qua, bỗng có tiếng nói lớn đầy vẻ trang trọng: '' Yes sir! Yes sir!'' Rồi tất  cả mọi người đồng thanh  ''Yes sir! Yes  sir!''Tiếng vỗ tay lại tiếp tục nổ lên liên hồi như pháo Tết...

Ngài Đại Sứ nở  nụ cười tươi như hoa gật gật đầu tỏ dấu bằng lòng, giơ tay đón nhận lòng trung  thành và sự vâng lời tuyệt đối của những người bạn đồng minh mới.

Ngài Đại Sứ nói  tiếp :''- Nhân dịp này, tôi muốn quý vị dành cho tôi một cơ hội được đi thăm lại  cảnh cũ nhà xưa mà quý vị đã ưu ái dành riêng cho tôi và các bạn của tôi trong  những năm về trước khi chúng tôi rớt máy bay. Có lẽ nơi đó bây giờ vẫn đẹp, vẫn  thơ mộng, vẫn hấp dẫn quyến rũ bao nhiêu khách vãng lai thăm viếng. Cũng nhờ  lòng ưu ái chiếu cố của quý vị mà tôi cùng các bạn hữu tôi đã hiểu và nhìn thấy  được ''thiên đàng cộng sản'' và chỉ duy nhất được biết đến trên đất nước của  quý vị, chưa nơi nào có trên quả đất này. Thật vinh hạnh nào bằng, phải không  quý vị!? Có đúng như vậy không hả quý vị?!

Nghe Ngài Đại  Sứ hỏi, mọi người cảm thấy toát mồ hôi lạnh, cúi gầm mặt không dám ngước nhìn  Ngài Đại Sứ uy quyền tột đỉnh. Đồng đô la vô cùng quyến rũ nhưng nhiều gai nhọn  châm chích chảu máu.

Trong nỗi bồn chồn lo lắng mọi người đồng loạt  cúi rạp người xuống ''Yes sir! Yes sir!'' Ngài Đại Sứ thật anh minh! anh minh!!  Có điều gì sơ sót kính xin Ngài thứ lỗi. Chúng tôi đang rất cần tiền. Rất cần  đồng đô la yêu quý của Ngài. Kính xin Ngài Đại sứ mở lượng hải hà, giữ lời hứa  và ban ân huệ...!

Ngài Đại Sứ dài  giọng :''-... Đ..ư..ợ..c...... Đ..ư..ợ..c...!!   miễn là quý vị ngoan ngoãn dễ bảo, biết nghe lời vâng phục thì muốn gì  tôi đều thỏa mãn cho quý vị...Ô..kê...!

Ngày ấy, trong  đại lễ tiếp đón, Hằng Nga đã hân hạnh có mặt trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao.  Khác với mọi người đang rạp người cúi đầu kính cẩn, im lặng, Hằng Nga vẫn đứng  thẳng người, hướng ánh mắt nhìn thẳng vào Ngài Đại sứ với một tâm trạng thích  thú ngưỡng mộ. Hằng Nga nhủ thầm, Ngài Đại sứ thật hào hoa, quá đẹp trai, da dẻ  hồng hào, trắng trẻo, sức lực tràn trề đâu có thua gì thanh niên trai tráng đã  gây cho Hằng Nga những cảm giác thèm khát ước ao. Ngài nói chuyện rất khiêm  tốn, nhã nhặn, giọng nói hùng hồn, quyến rũ khiến cho Hằng Nga cảm mến lạ lùng.  Thế ra người Mỹ cũng thật dễ thương và hấp dẫn nhiều mặt đãy chứ! Vậy mà ngày  trước đảng ta bảo là thằng Mỹ nó xí, nó ngu lắm, nó khờ lắm, nó lại keo kiệt vô  cùng. Chuyện này là láo, nói láo có sách.

Hằng Nga chợt  thở dài chán nản khi nhìn về hướng ông chồng già nua lụ khụ của mình trong bộ  quần áo đại lễ ka ki 4 túi rộng thùng thình đang đứng hàng phía trước cúi đầu  vòng tay cung kính trông thật tội nghiệp. Hằng Nga muốn mon men đến gần Ngài  Đại Sứ xin bắt tay chào hỏi làm quen với những câu tiếng Anh ấm ớ học được từ  con sen. Để may ra nếu mà sau này có tháo chạy qua Mỹ ở, đã biết mặt nhau rồi  thì cũng dễ dàng tìm đến nhà thăm hỏi và kết bạn làm thân với bà vợ của Ngài.  Có lẽ phu nhân của Ngài trẻ và đẹp lắm, đẹp hơn mình là cái chắc, nhưng so ra  thì ai đã hơn ai. Họ giàu có sang trọng. Ta cũng cao sang quyền quý kia mà.

Ngày xưa, Ngài  Đại Sứ còn là tên giặc lái, Hằng Nga cũng đã có dịp được thấy và biết mặt Ngài.  Cũng như mọi người, Hằng Nga cũng đã góp công sỉ vả, chửi bới,ném gạch đá vào  Ngài cũng vì mang hận thù dân tộc đối với đế quốc xâm lăng. Bây giờ Ngài không  còn là tên giặc lái mà là một vị Đại Sứ toàn quyền của một siêu cường quốc số  1. Ngài đang có trong tay mọi uy quyền và vũ lực bao trùm cả địa cầu. Ngài bảo  gì ai lại không nghe theo. Giả sử mà bác hồ nhà ta có sống lại để tiếp tục làm  chủ tịch nước thì cũng phải quy đầu phủ phục dưới chân Ngài. Những lời Ngài phủ  dụ trong đại lễ tiếp đón quá mới lạ, mà trong chế độ xã hội chủ nghĩa chưa hề  nghe nói hoặc nhắc đến, chưa hề thấy đảng, nhà nước ban bố cho toàn dân. Nhưng  Hằng Nga thì đã hiểu, đã nhập tâm sau mấy năm tiếp quản miền Nam.

Cuối buổi đại  lễ tiếp đón mọi người tan hàng ra về, bàn tán ồn ào. Hằng Nga đi ngang qua một  đám đông lãnh đạo chóp bu đang chụm đầu to nhỏ : ''Nó bảo thì cứ làm đến làm  đại, báo cáo một thành mười cho xôm tụ ...để hốt một mẻ lớn rồi ...dọt là  thượng sách...'' Hằng Nga mỉm cười khôi hài, chắc chắn phải là như vậy đâu có  gì nhục nhã, đê tiện đâu!  Tất cả đều do  từ một gốc một rễ một cành mà ra cả đó mà. Thấy mà thật thảm thương cho “chế độ  xã hội chủ nghĩa siêu việt'' đang sắp phải tàn rụi.  Đáng tiếc! Đáng tiếc! Mà có sụp thì sụp mẹ đi  cho rồi để ta còn tìm đường sống ...!   Mang tiền của qua xứ của Ngài Đại Sứ mà hưởng thụ cho trọn đời thỏa  thích. Hằng Nga vô cùng phấn khởi với ý nghĩ vừa chợt đến.

oOo

Phi cơ đang lướt trên phi đạo  và từ từ giảm dần tốc độ. Hằng Nga thở phào nhẹ nhõm trút bỏ được những lo sợ  cho những trận nôn mửa xoáy ruột gan khi phi cơ cất cánh và đáp xuống. Lần đầu  tiên trong đời Hằng Nga phải ngồi máy bay đi xa hằng bao nghìn dặm qua một ngày  hai đêm ghé lại nhiều nơi, tuy có mệt nhưng lòng cảm thấy thích thú với mọi  cảnh vật đều mới lạ chưa từng quen biết và nhìn thấy. Đi một ngày đàng học một  sàng khôn. Có ra ngoài đây đó mới nhìn   thấy rõ những văn minh tiến bộ vượt bực của con người. Có đi như vầy  Hằng Nga cảm thấy con người của mình chẳng là gì cả và sự hiểu biết thực sự đời  sống văn minh của con người đối với mình chỉ là con số không. Con người vẫn còn  bưng bít, che đậy để dễ dàng đồng hóa và bóc lột. Gần trọn đời người, sống  trong khuôn khổ thắt lưng buộc bụng, thiếu thốn, kham khổ cùng cực của cái chế  độ xã hội chủ nghĩa mà mọi thứ mọi vật lại được vinh danh như thần tượng, thật  vĩ đại, siêu việt không gì so sánh bằng được trên thế gian này, nhưng thực tế  nhìn lại so sánh thì quá ư là chậm tiến lạc hậu của cái thời đại sử dụng con  người thay trâu bò cày ruộng kéo xe. Càng liên tưởng đối chiếu càng tăng thêm  bề dày ấn tượng oán ghét chế độ.

Trên suốt chặng  đường Hằng Nga đã vấp phải và khờ khạo đủ mọi thứ chuyện, may mà có vài người  Việt Nam đi cùng chuyến chỉ dẫn nên cũng không đến nỗi bỡ ngỡ lạc lõng. Giờ thì  Hằng Nga có thể yên tâm vì chốc nữa đây sẽ gặp được cậu con trai yêu quý, gặp  lại mười Lung, người tình hờ xấp xỉ tuổi tác của những năm tháng về trước. Hằng  Nga yêu thích mười Lung vì vóc dáng vạm vỡ đẹp trai tràn trề sinh lực. Chỉ cần  thế thôi. Tiền bạc, danh vọng, quyền lực   đối với mình đã thừa thãi. Cũng cùng là ủy viên trung ương đảng như Hằng  Nga, như những đồng chí khác, nhưng mười Lung   thì bị chèn ép, trù dập vì phe mới cánh cũ nên đã bị đày ải ra khỏi nước  gần mười năm trời với nhiệm vụ lãnh đạo công tác tuyên vận, rồi văn hóa vận  ''chọc phá'' khối người Việt tỵ nạn Cộng sản ở hải ngoại. Đã không được quơ  quào cào hốt đô la, của cải như người khác tại quốc nội, mà còn có thể bị ăn  thoi, ăn quả đấm u đầu sứt trán mỗi khi thực hiện các phương sách phá hoại cộng  đồng người Việt quốc gia do đảng chỉ đạo. Trước đây một hai năm mười Lung về  nước một lần, nhưng vài năm gần đây mười Lung vắng bặt và chỉ liên lạc điện  thoại với Hằng Nga và càng lúc càng tỏ rõ tư tưởng bất mãn chống chế độ.

Hành khách lần  lượt rời ghế ngồi và ra khỏi phi cơ. Hằng Nga tiếp nối sau cùng, lòng hồi hộp,  lo lắng, bồn chồn. Không biết mười Lung và cậu con có ra đón không? Hằng Nga  nghĩ thầm nếu họ quên hoặc có trở ngại nào thì mình phải xử trí sao đây? Tiếng  Anh ấm ớ, địa hình, địa vật mù tịt, cái gì cũng mới lạ, Đất nước con người ở xứ  lạ này như khu rừng rậm bao la biết đâu mà mò. Dù sao thì cũng phải trấn an  tinh thần, dè dặt, cảnh giác, nhìn mọi người làm sao ta làm như vậy. Bảo vệ an  toàn tính mạng. Bảo vệ gìn giữ tiền bạc hột xoàn mang theo trong người với số  lượng không phải là nhỏ. Rủi ro bị mất mát cướp giựt thì trở thành ăn mày.

Qua suốt dãy  hành lang dài đến phòng đợi. Mọi người lố nhố kẻ đón người đưa. Hằng Nga bước  vội ra rảo mắt nhìn khắp nơi mong tìm Trần Hé và mười Lung. Bỗng có bàn tay ôm  choàng vào phía sau lưng, Hằng Nga hơi run sợ quay lại, vui mừng la lên thật  sung sướng:            


- A! anh Mười! Em đang tìm anh đây..!  anh Mười của em! 

Mười Lung cười thật tươi :            


- Anh đã thấy Nga từ xa. Sao?  đi máy bay có mệt không?       

Hằng Nga cười duyên nũng nịu:            


- Mệt đừ anh ơi! Mệt mà vui. Nhớ anh  muốn chết đó. Làm sao..? đừng để người ta bắt đền..!            
- Không ngờ mới ba năm không gặp Nga,  bây giờ nhìn Nga càng trẻ càng đẹp dễ sợ...anh cứ ngỡ là...   

Hằng Nga cướp lời :            


- Anh Mười cứ ngỡ là...hôm nay phải đi  đón một mụ già nua lẩm cẩm ở Việt Nam qua. 

Mười Lung nheo mắt tình tứ:           


- Không. Không phải vậy, mà phải nói là  đi đón một giai nhân tuyệt sắc và có ... nhiều tiền.            
- Có thật vậy không? nịnh dữ ha!            
- Đẹp và... vô cùng hấp dẫn chi lạ!       

Hằng Nga cười rất tươi và tỏ lộ sự hãnh  diện trước lời khen của tình nhân, rồi vụt hỏi :             


- Thằng con trai của em đâu nó bận gì  không ra đón em?            
- Cái thằng quỷ sứ hôm nay vẫn chưa  thấy về.            
- Nó đi đâu hả anh Mười?            
- Đi Las Vegas.            
- Là gì vậy?            
- Bạn bè chúng nó rũ đi đánh bạc. Nga  muốn đi hôm nào anh dẫn đi?

Hai người nắm chặt tay nhau nhìn nhau  say đắm tỏ lộ sự thèm khát của nhau sau thời gian xa cách. Mười Lung hỏi:             


- Nga có hành lý nhiều không?     
- Chỉ có hai va ly.       
- Được rồi, chúng mình đi làm vài thủ  tục rồi nhận hành lý.         

Hằng Nga nói:    


- Từ nay anh Mười phải chỉ dẫn em mọi  việc trong cuộc sống ở xứ này, chứ em mù tịt chưa biết gì. Anh đừng để em  ''quê'' một cục, xấu hổ lắm. Xấu em thì xấu cả anh nữa, nghe chưa.
- Bộ dự tính ở luôn không về lại hay  sao?         

Hằng Nga trả lời lừng khừng:


- Không chừng là như vậy. Em cũng chưa  biết tính sao, qua được đây là thích rồi, vả lại thời hạn chỉ có 6 tháng.   
- Chuyện đó hạ hồi phân giải, mình sẽ  bàn sau.        

Đã 4 giờ chiều, sau khi nhận hành lý  mười Lung đi lấy xe và trở lại mang hành lý chất lên xe. Hằng Nga ngắm nghía xe  của mười Lung trầm trồ: 


- Xe của anh Mười đẹp và mới ghê. Phải  đi xe như thế này mới thích.
- Nghe Nga sắp qua, anh liền đi mua xe  mới và trả góp để chở người đẹp. Nga thích xe này không?   
- Ở Việt Nam làm gì có xe đẹp như thế  này. Phải xài như vậy em mới chịu. Mai mốt có xe nào đẹp hơn ta đổi, em sẽ trả  dứt cho anh, chịu hôn? Mình còn quá nhiều thiếu thốn. Ngày trước với chiếc xe  đạp thồ xẻ dọc Trường Sơn chuyển vận lương thực vũ khí đánh phá Miền Nam trong  muôn ngàn gian khổ, tàn phá tiêu hao sức lực con người đến kiệt quệ. Thật quá ư  là tàn nhẫn phải không anh? Bây giờ thì không phải nhịn thèm được nữa.
- Nga nhắc chi  đến cái chế độ nghèo đói bẩn thỉu, lưu manh tráo trở ấy mà trên quả đất này từ  xưa đến nay chỉ thấy ở bọn cộng sản Việt Nam.         

Dứt lời mười Lung mở cửa xe:      


- Nga lên xe đi, anh đưa về cho Nga  biết ngôi biệt thự anh mua cho Nga.     
- Anh Mười nói chưa...được đúng lắm đó,  anh không thể nói ngôi biệt thự của chúng mình được hay sao?      
- Nga định bỏ lão tám Thiệt cho ai mà  dám bảo anh nói như vậy? Lúc này lão có khỏe mạnh không Nga?         
- Ối giời.... ơi! cái lão già khú đế ấy  nay đau mai mạnh đâu còn sức lực nước non làm ăn được cái gì đâu! Tính lão lúc  này thường biến đổi, cáu kỉnh, gắt gỏng. Gần xuống lỗ không chịu nghỉ ngơi, cứ  chung tiền cho mấy chóp bu để xin ngồi lỳ mãi chức vụ mà bòn rúc bóc lột dân  đen, cào hốt quơ quào của Nhà nước. Em khuyên lão không nghe. Anh Mười ơi, lúc  này em cảm thấy lo sợ ghê gớm không như thời gian trước nữa.

Mười Lung gằn giọng :       


- Sợ là cái chắc. Không những Nga sợ,  mà chúng nó sắp chết đến nơi rồi. Vậy mà mấy tên ngưu đầu bắc bộ phủ chưa chịu  ăn năn sám hối.     

Xe ra khỏi phi trường hướng về thành  phố. mười Lung đề nghị: 


- Chúng mình đi ăn rồi hãy về được  không Nga, Nga cảm thấy đói chưa ?               
- Em muốn về để tắm cho khỏe  khoắn, mấy hôm nay ngồi máy bay có được tắm rửa gì đâu.   
- Cũng hay đấy, hôm qua anh đã mua sẵn  một số thực phẩm để dành cho Nga. Anh sẽ nấu các món ăn Mỹ cho Nga thưởng thức.  Từ nay, anh và cháu Hé không còn phải cơm hàng cháo chợ nữa vì đà có Nga quản  lý bếp núc.

Hằng Nga nhìn say đắm mười Lung cười thích  thú:       


- Anh Mười có biết không, có lẽ em đang  thực hiện giấc mơ. Em đã đi Mỹ, sắp ở nhà Mỹ, ăn thức ăn Mỹ, đi xe Mỹ, nói  tiếng Mỹ và còn nhiều...thứ Mỹ khác vây quanh cuộc sống, điều mà em thường ao  ước cũng như mọi người đang dày công thực hiện giấc mơ. Có ''hợp tình hợp lý''  vậy không hả anh Mười?
- Được lắm! Được lắm! Tiến bộ rồi, anh không  ngờ! Xin chúc mừng Nga trong sự đổi đời..!mà tư tưởng phải dứt khoát trọn vẹn  nhé. Những lần trước trong điện thoại Nga cứ lập lờ lập lững...Bây giờ  thì...chúng ta sắp tới nhà rồi.

Hằng Nga bỏ lửng câu chuyện, chăm chú nhìn  con đường rộng lớn trải nhựa láng rợp bóng cây râm mát. Hai bên đường tiếp nối  nhau những ngôi biệt thự đồ sộ có vòng thành vây quanh, có cổng sắt, Xe chạy  qua quãng nữa rồi rẽ vào một lối nhỏ phía trước có cổng sắt chắn ngang. Mười  Lung ngừng xe bước xuống mở khóa cổng:    


- Nhà của Hằng Nga đây, anh hy vọng Nga  sẽ vừa lòng, nhìn thực tế mới thấy rõ ràng hơn trong cuốn băng video mà anh đã  gởi cho Nga.     

Hằng Nga không chú ý lời nói của mười  Lung, trụt vội xuống xe, đẩy mạnh cánh cửa sắt bước nhanh vào :                


- Ố..là..là..! đẹp...!..đẹp...quá! Hằng  Nga trố mắt nhìn, lòng rạng rỡ khôn xiết với sự tự mãn bằng lòng.           

Ngôi biệt thự đồ sộ rộng lớn, hai tầng  lầu, rất dài, sơn màu trắng chễm chệ nỗi bật giữa khu vườn cây rậm mát. Phía  trước là thảm cỏ xanh mượt bao trùm được cắt xén chăm sóc rất đẹp mắt. Có lối  đi lớn từ cổng sắt vào cho hai làn xe chạy ngược chiều nhau. Những thảm hoa  nhiều hình thể trải dài hai bên lối đi vào đến sân rộng tráng nhựa và vòng  quanh trước cửa chính.


-  Rộng  lớn, đồ sộ,  đẹp,  yên tĩnh, em thích quá anh Mười ơi!      

Mười Lung đưa tay chỉ bao quát ngôi  biệt thự nói:     


- Khu đất hơn một mẫu tây đãy Nga ạ.  Còn nhiều đất trống, chúng ta có thể trồng nhiều cây ăn trái sau này. Hằng  tháng anh thuê bao hai người cắt cỏ, chăm sóc cây cảnh bên ngoài và hai người  chăm nom thường trực vệ sinh sạch sẽ trong nhà như Nga đã dặn anh năm ngoái.  Bông hoa cây cảnh này thỉnh thoảng anh cũng ra tay để cho vừa ý mình.         
- Cám ơn anh Mười. Ngôi biệt thự 5  triệu đô la cũng không đắt lắm đâu. Quan trọng là có chỗ cho chúng mình dung  thân trong cuối đời phải không anh?     -

Nga nói không sai. Những lần anh tâm sự với  Nga qua điện thoại cũng vì vậy. Anh quyết tâm tái tạo những gì đã mất mát cũng  như phải làm gì để chuộc những lỗi lầm sai trái.
                Hai người cùng bước vào nhà. Bên trong ngôi  biệt thự Hằng Nga gần như thuộc làu qua cuốn băng vedio bây giờ mới nhìn thấy  tận mắt. Đây là phòng khách rộng, cao, thoáng,   kiến trúc thật mới lạ vừa nhìn là ưng ý ngay.Mười Lung đưa Hằng Nga đi  qua các phòng tầng dưới và trên hai tầng lầu. Rất nhiều phòng, nhiều lớp cửa và  cầu thang phải cần nhiều ngày mới thuộc hết ngõ ngách. Các phòng hầu hết đều  trống, trải thảm và máy điều hòa không khí.


- Những ngày sắp tới anh Mười giúp em mua sắm  trang trí các phòng. Em muốn chúng ta có một ngôi nhà ấm cúng, đầy đủ tiện nghi  trong một xã hội văn minh và tự do để bù lại những mất mát và thua thiệt trước  đây.
- OK.   Thật dễ dàng. Anh tuân lệnh và làm bất cứ việc gì để vừa lòng người đẹp,  chịu không ?        

Hằng Nga cười hóm hĩnh :   


- Hơn mười năm sống ở Mỹ, độc thân,  không có em bên cạnh, anh Mười đã nịnh được bao nhiêu người đẹp như vậy rồi,  thành thật khai báo cho em nghe có được không? Không có gì phải e ngại  hả anh Mười?     

Mười Lung chối dài:    


- Chưa bao giờ Nga ơi. Nếu có thì chỉ  là làm việc nghĩa, giúp đỡ kẻ tay yếu chân mềm trong tinh thần bất vụ lợi. Anh  vẫn nghĩ có Nga bên cạnh, tuy cách xa, nhưng chúng ta vẫn gặp gỡ trên điện  thoại, vả lại, vẫn đang được sự giúp đỡ của Nga về tiền bạc. Như vậy thì còn  ''nịnh'' ai nữa chứ? Mười Lung này vẫn trung thành với Nga mãi mà.  
- Ối, chao ôi, ai mà tin cho được, có  bao giờ các ông nói sự thật.      
- Tin hay không tùy Nga, nhưng ở cạnh  anh lâu ngày rồi sẽ hiểu.        

Hai người bước vào một phòng lớn, mười  Lung nói :


- Đây là phòng ngủ chính. Chúng ta sẽ  trang trí thật lộng lẫy để cùng chung hưởng hạnh phúc mà anh biết Nga đang thèm  khát mong đợi.      

Nghe mười Lung nói, mặt Hằng Nga ửng  hồng, man dại, đôi mắt chớp chớp lườm yêu ngưới tình trong nụ cười chúm chím:       


- Anh giỏi bắt mạch lắm đãy...mà có  thật lòng không chứ..?     
- Sẵn sàng dành trọn cho Nga và... chưa  bao giờ biết nói dối. Chịu chưa?

Ngắm nhìn căn phòng rộng rãi chưa có đồ đạc  tâm trí Hằng Nga đang tô vẽ bao thèm khát khoái lạc. Căn phòng được sơn màu  xanh nhạt có dãy cửa sổ nhìn xuống  vườn  cây ăn trái. Phía dưới có hồ tắm lớn. Bên ngoài thành rào phía xa là một hồ  thiên nhiên rộng mênh mông xa tít, gió thoảng nhẹ từ mặt nước hồ đưa lên mát  rượi. Quang cảnh xung quanh và ra xa thật im vắng không ồn ào náo nhiệt đầy bon  chen như đất Saigon. Mười Lung nói :


- Nga đã đi qua các phòng trong ngôi  biệt thự còn lại phòng của anh và cậu Hé bên kia, mình qua đó nghỉ một chút,  Nga có thể đi tắm, rồi chúng ta dùng bữa, anh đi lo các thức ăn.

Sau khi tắm và thay quần áo Hằng Nga thấy trong  người thật sảng khoái và yêu đời. Hằng Nga trở lại phòng của mười Lung. Phòng  rất rộng nhưng đồ đạc cũng rất nhiều dùng cho chỗ ngủ và làm việc. Không có bàn  tay đàn bà chăm sóc mọi thứ bề bộn, ngổn ngang. Sách vở, báo chí, giấy tờ tràn  ngập trên các kệ kê sát vách, trên bàn viết, trên salon. Đủ các loại máy móc để  từng dọc dài, có những loại máy mà Hằng Nga chưa hề biết và nhìn thấy. Trong  khung cảnh ấy Hằng Nga cảm thấy một cảm giác thân thương của mái ấm gia đình mà  từ lâu Hằng Nga như đã thiếu thốn ngoài tầm tay trong suốt đời người.

Bây giờ thèm được nằm trên giường nghỉ lưng  một lát và chiếc giường trước mặt là mục tiêu hấp dẫn nhất. Mình có thể nằm  trên chiếc giường này ngay bây giờ và những ngày tháng kế tiếp thật hợp tình  hợp lý và trọn quyền sử dụng không phải lo ngại một ai. Tuy không hẳn là vợ  chồng chính thức nhưng hai người đã yêu thương quấn quit ăn nằm với nhau thật  cuồng nhiệt đam mê trong những năm về trước. Bây giờ chuyện ái ân gần gũi chung  đụng lẽ tất nhiên phải có và càng cuồng nhiệt say đắm đam mê hơn thuở xưa. Hằng  Nga mỉm cười thú vị với những ý nghĩ bộc phát cuồng nhiệt xoáy mạnh lòng ham  muốn.

Nằm dài trên chiếc giường nệm êm ấm mang hơi  hướm người tình đầu óc Hằng Nga lâng lâng chơi vơi. Bao uất hận, hiềm thù tan  biến. Những uy quyền thế lực đều vô hiệu. Của cải vật chất như phù du gió cuốn.  Giờ chỉ là hạnh phúc, là hưởng thụ ngự trị, đòi hỏi, thôi thúc trong man dại  tàn bạo bù đắp lại quãng đời tăm tối ngày xưa hơn nửa đời người..!
                Mười Lung mở cửa phòng bước vào với hai tách  cà phê nóng, lên tiếng :  


- Nga ngủ đãy à ? Uống cà phê với anh  nhé, cà phê Mỹ, ngon tuyệt..!

Hằng Nga mở mắt nhìn mười Lung trong thèm  khát dục vọng và đã bắt gặp đôi mắt của anh chàng nhìn hau háu vào thân thể  mình trong đắm đuối cuồng nhiệt.


- Sao anh  nhìn em dữ dằn vậy anh Mười ? Thích lắm phải  không ?    
- Trong bộ quần áo mỏng Nga thật tuyệt  vời và vô cùng quyến rũ lắm Nga ơi !! Anh không ngờ...và chịu không nỗi trước  thân hình bốc lửa của Nga, anh chết mê chết mệt rồi đây..!!      
- Em đang thích mà...! Có chết thì cùng  chết với em trên giường này nhen anh ! Đang chờ đây...và anh Mười cứ tự  nhiên...sao còn chần chờ nữa...!!    

Mười Lung đặt hai tách cà phê trên  chiếc bàn nhỏ, rồi ngồi xuống ghế salon đối diện, khoác tay:


- Khoan đã, chưa vội gì Nga ạ.  Anh sẵn sàng dành cho Nga trọn vẹn. Nga hãy  trả lời thực sự cho anh câu hỏi. Nga đã dứt khoát tư tưởng một cách trọn vẹn  rồi chứ ?   

Im lặng, mơ màng trong giây phút, Hằng Nga  mới cất tiếng nói:    


- Dứt khoát hẳn sau mấy năm tiếp quản  Miền Nam. Không chỉ riêng em, mà hiện thời ở trong nước từ trên xuống dưới, bên  ngoài và trong Đảng vô cùng bất mãn và căm hờn chế độ chỉ trừ mấy tên chóp bu  quyền lực đang cố ôm chặt chế độ để tranh giành xâu xé nhau dữ tợn. Chế độ xã  hội chủ nghĩa nhất định tiêu tùng trong nay mai. Mọi người đang cố quơ quào cào  hốt ào ạt được bao nhiêu hay bấy nhiêu để mà ...dọt. Em dự tính nếu chế độ  sụp,  em dông qua Trung quốc rồi xin đi  Mỹ là chắc ăn. Được không anh?    

Mười Lung nói nhanh:  


- Tẩu thoát như vậy e khó thành lắm.      

Ngừng vài giây mười Lung nói tiếp :    


-  Hôm nay Nga xuất ngoại du lịch qua đây là may mắn lắm đãy. Anh muốn Nga không  nên về Việt Nam nữa, cứ ở đây, vì mỗi lần nhập   cảnh là chuyện khó, và sau này anh tìm mọi cách hợp thức hóa Nga trở  thành thường trú dân. Anh đã được nhập quốc tịch Mỹ và anh tin chắc sẽ lo cho  Nga kết quả. Nga đừng lo sợ, hãy tin vào anh.         

Hằng Nga vui mừng ra mặt, bật ngồi dậy hỏi  dồn:      


- Được hả anh? Em cũng đã có những suy  nghĩ, dự tính như vậy từ khi bước lên máy bay, nhưng chưa nói ra. Này nhé, nếu  anh lo cho em được như vậy thì em mừng lắm và không còn muốn về lại Việt  Nam.  Anh biết không, đô la, hột xoàn em  mang theo cũng đã trên 10 triệu, chúng ta có đủ khả năng kinh doanh sinh sống.  Em sẽ viết thư đồng thời gọi điện thoại cho lão tám Thiệt chuyển sang cho em  thêm chục triệu nữa, lấy cớ trả tiền mua nông trại như đã bàn thảo lúc ở nhà  với lão ấy.       
- Tài sản của Nga ở Việt Nam còn nhiều  không?      
- Nhiều lắm đãy anh. Nhưng em nghĩ còn  nhiều ít gì đó giao cho lão già tám Thiệt làm đám tẩn liệm thây ma cộng sản.

Mười Lung bật cười rộ :     


- Suy nghĩ của Nga hay và cũng ngộ  nghĩnh thật. Anh nhắc lại, ở Mỹ cũng khá lâu anh rành nhiều việc, Nga yên tâm.  Kể từ lúc anh bị chúng đày ra nước ngoài với nhiệm vụ đã giao chỉ trong mấy năm  đầu anh tích cực công tác, nhưng sau đó anh chán nản, thất vọng ê chề và buông  xuôi. Chúng sử dụng mình như đem con bỏ chợ. Lương bổng, phụ cấp, công tác phí  tháng có, tháng không. Mãi rồi họ quỵt luôn. Đã không chi tiền bạc mà đề án  công tác này đến công tác khác gởi đến dồn dập. Báo cáo hằng tháng hằng năm đòi  hỏi lắc lia. Thật là chán chê và buồn cười. Nga biết không, cộng đồng người  Việt tỵ nạn cộng sản  ở hải ngoại thật  vững chắc như thành đồng, nơi nào cũng vậy khó lòng len lỏi, lung lạc, phá rối  họ được. Hễ hở ra là họ bóp chết ngay, còn có thể ăn thoi, ăn gạch đá, thật vô  cùng nguy hiểm. Đến nước cùng anh chả cần quan hệ với cái Tòa Đại Sứ cộng sản,  với mấy chóp bu ở Hà Nội. Anh quyết định đổi đời. Anh tìm mọi cách xin cho được  thường trú dân, rồi xin thi nhập quốc tịch Mỹ, tìm công việc làm để sống. Anh  đã tìm hiểu và đọc rất nhiều sách báo do người Việt tỵ nạn ở hải ngoại viết,  sách báo của người Mỹ nói về Việt Nam, sách báo trong nước,và sách báo ở thư  viện đã giúp sức cho anh một nhận định đúng về cuộc chiến Việt Nam, về chủ  nghĩa cộng sản quốc tế và chế độ cộng sản Việt Nam, nhất là về thân phận con  người giữa hận thù Quốc Cộng. Không ngờ anh và Nga, tất cả mọi người, toàn dân  Việt Nam đã và đang bị đảng cộng sản độc tài phỉnh gạt, lừa dối, và trắng trợn  cướp mất của chúng ta cái quyền tự do của con người, đồng thời tàn nhẫn sát hại  hằng triệu  sinh linh vô tội trong hận  thù ý thức hệ.       

Hằng Nga lo lắng:       


- Anh Mười, mình đối nghịch thì an ninh  cuộc sống khó an toàn. Chúng sẽ trả thù. Có thể như thế không anh?        

Mười Lung quả quyết: 


- Đừng lo sợ viễn vong.Anh thách thức  mấy tên cầm đầu ở Hà Nội, cả cái Tòa Đại sứ cộng sản ở đây và ngay cả lão tám  Thiệt không thể làm gì được chúng ta trên đất nước tự do này.       

Mười Lung chuyển tách cà phê cho Hằng  Nga , nói tiếp:   


- Chúng ta đã có Trần Độ, Nguyễn Thanh  Giang, Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương. Dương Thu Hương...và nhiều người nữa  đã đi trước chúng ta một bước, trên ba triệu người Việt Nam tỵ nạn cộng sản  khắp thế giới, thành phần đảng viên, viên chức bất mãn chống đối và người dân  trong nước đang từng giờ từng phút quyết triệt tiêu chế độ bằng mọi giá, mọi  cách...thì có gì phải lo sợ hả Nga. Nga ổn định tinh thần được chưa ? Nga ở bên  anh sẽ khỏi lo chuyện gì.

Hằng Nga ngồi im trong suy tư, trong lúc mười  Lung  dẫn giải tiếp : 


- Điều quan trọng chúng ta phải làm gì  để chuộc lỗi lầm, để chứng minh và đồng thời xác nhận lập trường của chúng ta.  Anh đã mất hơn ba năm để hoàn thành tập hồi ký gần một ngàn trang, trong đó anh  trình bày những tội ác của đảng cộng sản, bề trái, mặt dày của chế độ, những  nhớp nhúa, bẩn thỉu, mỵ dân của thành phần lãnh đạo chóp bu, và nhất là của  ''bác Hồ kính yêu'' do từ mắt thấy tai nghe, hoặc được kể lại và những sưu tập  tổng hợp sách báo trong và ngoài nước... Trong đó, anh vẫn nêu những lỗi lầm  sai trái của mình đã làm suốt thời gian bị phỉnh gạt để trở thành công cụ cho  chế độ. Tập hồi ký đã viết xong, anh dự tính sẽ in ra một số lượng lớn gởi biếu  mọi người khắp bốn phương trời ngay cả trong nước, góp tiếng nói đấu tranh chung.  Anh đang lo sở phí ấn loát nhưng thật may mắn đang có Nga ngồi trước mặt anh.      

Mười Lung đứng dậy đến bàn viết bê tập  bản thảo dày cộm đến để trước mặt Nga:       


-  Đây, tội ác cộng sản quá nặng, cao hơn núi, rộng hơn biển trong đó có cả anh và  Nga đồng góp tay. Việc kế tiếp anh sẽ phát hành một tờ báo. Anh đã quy tụ được  một đội ngũ biên tập hùng hậu, đa số gồm các anh chị người Việt tỵ nạn tại Hoa  kỳ và các nước khác, cùng một số các bạn trong mạng lưới văn hóa vận miền Đông  Nam Hoa Kỳ do anh lãnh đạo trước đây. Họ đã kiên định lại lập trường, dứt khoát  tư tưởng, hiện đang ở rải rác các tiểu bang và đang đóng góp công sức hỗ trợ  các cộng đồng người Việt quốc gia, phát hiện điểm mặt những tên gia nô việt  cộng nằm vùng ẩn nấp phá hoại. Tờ báo không nhận đăng quảng cáo mà dành trang  báo đăng những bài vở hữu ích trong hướng đấu tranh để lật đổ và tiêu diệt toàn  khối cộng sản Việt Nam. Báo biếu, không bán. Vì vậy để nuôi dưỡng tờ báo, anh  đề nghị Nga chi ra một số tiền kinh doanh một cơ sở thương mại lấy thu nhập  nuôi sống tờ báo. Trong hướng làm việc, anh sử dụng mạng lưới internet phóng  những tin tức về nội địa Việt Nam. Đồng thời sử dụng địa chỉ các cơ quan nhà  cầm quyền việt cộng, những viên chức lãnh đạo và tư nhân chuyển tin tức tài  liệu cho họ qua hệ thống bưu điện. Chúng ta sử dụng ngôi biệt thự này thành địa  điểm khởi xướng chuyển dịch công việc làm trong nhiệm vụ tiếp tay đóng góp  chung sức với các cộng đồng người Việt quốc gia hải ngoại giải thể chế độ cộng  sản Việt Nam. Chúng ta cũng cần người có tinh thần thiện chí giúp chúng ta  ngoài giờ rảnh của họ và trả thù lao.

Ngừng vài giây, hớp một ngụm cà phê, mười  Lung tâm sự:    


- Thật hết sức may mắn Nga đến Hoa kỳ  đúng lúc cho anh. Chúng ta quyết tâm thực hiện thành công công việc. Có làm  được thì lòng mới yên, tâm mới ổn, cuộc sống có ý nghĩa, để nói lên lập trường  và quan điểm của chúng ta. Nga suy nghĩ thế nào những điều anh vừa nói?       

Hằng Nga cười vui, nét mặt rạng rỡ:     


- Thật là tuyệt diệu. Tuyệt diệu. Em  không có một suy nghĩ nào khác hơn cả. Em cũng có những toan tính nhưng anh đã  nói hết. Quyết tâm của anh là quyết tâm của em. Chúng ta phải tiến hành và em  sẽ yểm trợ tài chánh cho anh hết mình, anh đừng ngần ngại gì cả. Riêng em, em  đang lo nghĩ về đứa con trai của em. Nó có là rào cản cho công việc như anh vừa  nói? Và như anh đã biết, nó là con ruột của anh đó, anh nhớ chứ?   
- Anh biết. Đã đến với em những lần ấy, anh  đã biết nhưng anh để bụng không nói ra, vì danh dự và sự an toàn của bản thân  mỗi người.  Em chớ quá bận tâm, anh đã lo  hết cho nó. Trần Hé khi vừa đặt chân lên đất Hoa kỳ, trong tay của anh, nó đã  khác hẳn với Trần Hé khi còn ở Việt Nam. Hé không còn là đảng viên cộng sản, nó  đã đốt thẻ đảng, ly khai dứt khoát, không còn là cán bộ văn hóa vận, như bọn  chúng đã phân công cho nó. Trần Hé đang là sinh viên đại học, chăm chỉ học  hành, nhận thức sâu rộng với một lập trường chống cộng rõ rệt dưới sự chăm sóc  của anh. Mai mốt con nó về, em sẽ nhìn thấy rõ ràng hơn. Nhất định Trần Hé sẽ  giúp chúng ta nhiều việc sau này.

Những gì mười Lung nói đã giải tỏa trọn vẹn bao ước mơ và sự khắc khoải  lo âu mà Hằng Nga cưu mang từ bấy lâu nay. Ta có đủ điều kiện để thực hiện  dự tính trên đất nước tự do Hoa Kỳ trong  khuôn khổ luật pháp của nước bản xứ cho phép. Làm vì bản thân mình, vì mọi  người, vì đất nước Việt Nam phải có tự do, dân chủ và nhân quyền.   

Trời đã  tối sẩm. Đêm đầu tiên trên xứ lạ trong ngôi biệt thự sang trọng nguy nga của  chính mình , bên cạnh người tình dễ thương đầy khí phách nghị lực và đứa con  trai yêu quý sắp thành nhân, Hằng Nga cảm thấy tinh thần của mình thật vững  vàng, đang nắm bắt trong tay cuộc đời của mình chuyển hướng có mục tiêu rõ nét  và xác thực. Cô thôn nữ Trần thị Hó quê mùa dốt nát, vô danh tiểu tốt của xóm  Bầu Lác nghèo khổ tận hang cùng ngõ hẻm năm xưa trên đất nước Việt Nam, giờ đây  lưu lạc đến xứ này đang vói tay đón nhận quyền sống chính đáng của con người.  Một cuộc đổi đời trọn vẹn và êm dịu.
                Hằng Nga âu yếm nói:      


- Anh Mười, anh đưa em ra bên ngoài một  lát cho thoải mái, luôn tiện nhìn xem quang cảnh ban đêm của ngôi biệt thự của  chúng mình.     

Hai người dìu tay nhau xuống thang lầu  ra cửa chính. Bên ngoài đèn sáng rực rỡ. Hằng Nga ngắm nhìn cảnh vật say sưa.  Mười Lung giải thích:    


- Xung quanh nhà mình là địa điểm lý  tưởng tổ chức pinic. Một hôm nào đó, anh sẽ làm một cuộc họp mặt mời tất cả bạn  bè tham dự để anh giới thiệu Nga và cho Nga được quen biết nhiều người. Chỉ là  tất cả các bạn đang trong cuộc của chúng ta. Em thích không?        

Mười Lung dìu Nga đi vào một lối nhỏ ra sau vườn. Cây cối rậm rạp, đậm  đặc. Khu vườn mênh mông bóng tối. Hằng Nga ôm cứng cánh tay người tình thật  hạnh phúc, nói trong hơi thở:       


- Anh Mười của em, kể từ giờ phút này  em là vợ chính thức của anh. Chúng ta cùng chấp nhận cho nhau nhé.    
- Chứ còn gì nữa. Anh đã ước mong  chuyện này bao nhiêu năm rồi, em biết không? Bao nhiêu năm rồi, anh vẫn chờ cái  ngày hôm nay. Bây giờ anh mới có được Nga trọn vẹn. Từ đó, công việc của chúng  mình sẽ đồng hành theo mục tiêu đã chọn.

Thật vui sướng, Hằng Nga ôm chặt người yêu  thỏ thẻ:   

- Đi dưới tàn cây dày đặc bóng tối hôm  nay, em nhớ lại những đêm tối mịt mù lửa đạn xác người ngã gục trong rừng rậm  Trường Sơn năm xưa vượt ngàn nguy khó mà chúng mình vẫn dâng hiến cho nhau  những đam mê ân ái. Anh vẫn còn nhớ đãy chứ? 
-  Vâng, anh nhớ. Nhưng chúng ta đừng suy nghĩ và nhắc đến cái quá khứ chiến tranh  tồi tệ bẩn thỉu ấy. Kia kìa...Nga nhìn xem...

Mười Lung chỉ tay về hướng biệt  thự có đèn sáng và nói. 

- Đấy, con đường  chúng ta đang đi tới...đầy kỳ hoa dị thảo và thuận ý Trời đang chờ đợi chúng  mình phải nỗ lực hoàn thành trách nhiệm đấy Nga...!