Hai người bạn |
Tác Giả: TCN | |||
Thứ Sáu, 06 Tháng 1 Năm 2012 10:23 | |||
- Có phải Đức “cụt”, Đại úy dù đấy không ? Thiệu đây. Thiệu cũng ở nhẩy dù, ngày trước thường đi với Tùng, Phát, Nhân. Nhóm tụi mình 5 đứa, có một thời mài mòn gót giầy trên đường Tự Do từ La Pagode đến Majestic, nhớ không ? Bao nhiêu năm rồi mà mày vẫn thế. Vẫn Django như thưở nào. Ê ! thằng con trai đứng dậy, đi nhậu ! Thiệu cố gợi thêm một vài kỷ niệm nữa nhưng Đức vẫn im lặng. Anh thản nhiên duỗi dài chiếc chân lành lặn gác lên ống quần của chiếc chân cụt, những ngón tay của cánh tay lành lặn kẹp điếu thuốc lá, thỉnh thoảng đưa lên môi nhắp nhắp. Chỗ anh dựa lưng là hàng rào của nhà ga xe lửa dơ bẩn đầy ruồi nhặng rác rưởi và tàn thuốc. Thiệu biết rõ bạn đã nhận ra mình nhưng chắc có vấn đề. Không lấy thế làm buồn, anh không ngần ngại ngồi bệt xuống bên cạnh, quàng tay qua cổ bạn, nắn bóp chiếc vai gầy. Phe phẩy ống tay áo của cánh tay cụt đuổi ruồi, Đức há miệng ngáp rồi nhắm mắt vờ tọa thiền. Tôn trọng bạn, Thiệu cũng không nói thêm lời nào. Cả hai cứ giữ tư thế đó không biết bao lâu. Mỗi người theo đuổi ý nghĩ riêng. Thiệu từ Mỹ về đưa đám người anh ruột vừa qua đời.Ngay ngày đầu tiên anh đã tình cờ nhìn thấy Đức khi chiếc xe Taxi chở anh bị kẹt cứng giữa rừng xe đủ loại gần nhà ga. Anh tự hẹn sẽ phải trở lại tìm bạn sau tang lễ. Đây là lần thứ ba về VN. Lần nào anh cũng có cảm tưởng mình là một người ngoại quốc ngay trên đất nước mình. Tuy ở Mỹ gần hai chục năm nhưng công việc trong hãng xưởng không đòi hỏi phải nói nhiều nên tiếng Anh của anh chỉ đủ ăn đong. Tất cả mọi chuyện giao dịch, chợ búa, mua sắm đều có người VN phục vụ vì thế sống trên đất Mỹ nhưng Thiệu vẫn thấy mình giống như một “Ba Tầu Chợ Lớn trong khu Chợ lớn”. Về VN anh ăn mặc rất xuềnh xoàng, nói tiếng Việt, âm hơi quê của dân miền Bắc, nhưng đi đâu cũng bị nhận diện là Việt kiều. Có người quen nói với anh rằng Việt kiều có “mùi” khang khác, không dấu được. Anh cười ruồi, cho rằng khéo tưởng tượng. Bây giờ anh mới thấy có lý khi bỗng nhiên Đức mở miệng nói trống không: Đức đã trầm ngâm lại càng trầm ngâm. Anh móc bao thuốc, xoóc xoóc rất thiện nghệ, một điếu lòi khỏi miệng bao vừa đủ để lấy răng cắn kéo ra. Thiệu mò túi áo bạn, tìm hộp quẹt, châm lửa. Đức nhưóng mắt lên, nhìn thẳng vào mặt bạn, bỗng chửi thề: – Đ.M thằng con trai nhảy dù. Nhảy dù_ _ nhảy dù, cố gắng !_ _ cố gắng ! Biết bạn mình đã vui vẻ trở lại, Thiệu ôm chầm lấy bạn, lắc mạnh: – Nhẩy dù_ _ nhẩy dù, chỉ biết_ _ chạy bộ, không biết_ _ đi xe. Nhẩy dù_ _ nhẩy dù, một ngày_ _ là bạn, một đời_ _ là bạn. Cả hai ôm nhau, đấm nhá nhau, cùng phá lên cười nắc nẻ. Đức lấy tay gỡ chiếc kính cận thị xậm màu, dụi mặt vào vai áo của cánh tay cụt. Thiệu cũng xúc động như bạn, nói như mếu: – Nhẩy dù_ _nhẩy dù, không biết_ _ khóc nhè, chỉ biết_ _ sụt sịt. Thôi, để tao đỡ mày dậy, tụi mình lại đi bụi đời như ngày xưa. Sống với nhau được phút nào thì cố tận hưởng phút ấy. Tụi mình đã già. Đừng để phí thời gian. Tao chỉ ở chơi với mày ngày hôm nay thôi. Ngày mai lại phải về Mỹ để tiếp tục kiếp trâu cày. Quán vắng. Những lon bia, những tràng cười sảng khoái. Đôi bạn có biết bao nhiêu chuyện để hàn huyên. Hỏi thăm nhau tin tức từng người bạn cũ. Móc nối được với một tên anh chị bến tầu, hắn gởi đám “canh me” nhét lên chiếc tầu vượt biên. Biển êm sóng lặng, sau 3 ngày 4 đêm tới Bidong Mã Lai. Ăn cơm Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc được 13 tháng thì qua Mỹ. Hội nhà thờ bảo lãnh. Được cho học nghề Tool & Die rồi đi làm. Lâu lâu bị layoff, xin trợ cấp thất nghiệp. Hết hạn thì vác đơn tìm việc chỗ khác. Cái vòng luẩn quẩn cứ như thế kéo dài đến gần hai chục năm. Không giàu có nhưng cũng không đến nỗi mạt rệp. Cái thằng đế quốc sừng sỏ nhất thế giới không dám để ai chết rét chết đói trên đất nước nó nên tao vẫn sống nhăn răng để được gặp lại mày ngày hôm nay. Chuyện vợ con ư ? Thứ đồ xa sỉ phẩm không bao giờ tao nghĩ tới nữa. Lúc ở đảo, ghép form với một em độc thân có hai con để cùng đi Mỹ. Chịu đựng nhau được gần mười năm thì rã. Tiêu tán hết môt gia tài nhỏ. Ở giá từ đó. Gãi mãi chỗ lăn tăn chán chê thì cách đây vài năm duyên trời dung dủi gặp một bà nạ giòng làm nghề tóc, quen từ hồi chuyển đến nhà mới. Thỉnh thoảng rủ nhau đi ăn cơm chiều, rồi tối rủ nhau về nhà…gãi ngứa cho nhau. Cũng xong ! Tao chỉ còn ở ngoài quậy được ít năm nữa là phải đáo Nursing Home. Còn mày sao ? Thật ra tao vẫn chưa biết gì nhiều về mày trước 75. Đi chơi với nhau nhưng tao không dám đụng đến những vấn đề tế nhị nên không hỏi. Bây giờ nếu muốn mày có thể nói. Tao bỏ học và thi rớt liên tiếp 2 năm nên không đủ điều kiện để được tiếp tục hoãn dịch. Bị chính quyền bắt lính và đưa đi thụ huấn quân trường Đồng Đế, trừng phạt tội ngu xuẩn, rồi được gắn một chiếc “cánh gà chiên bơ”. Tao vào nhảy dù, được cho đi học khóa bổ túc sĩ quan, tham gia đủ mọi cuộc hành quân lớn nhỏ của binh chủng. Lần cuối trở về, không chết nhưng bỏ quên một cánh tay và một ống chân ở hỏa ngục Đông Hà cho chó sói gậm. Mạ tao khóc, em tao khóc nhưng tao không khóc. Tao chỉ nghẹn ngào khi được biết mối tình tưởng như vô vọng của tao trước đó thật ra là một mối tình đáng lẽ phải tuyệt đẹp. Nga, người con gái tao thầm yêu, vào Tổng Y Viện Duy Tân thăm lúc toàn thân tao đầy băng bó, ẻn thú thật tình yêu chân thành giành cho tao ngay từ phút đầu gặp gỡ. Vì cả hai đều nhút nhát, hiểu lầm nên tụi tao đã đánh mất cơ hội. Tao đã làm lỡ làng đời tao và tao cũng phá vỡ duyên phận đời nàng, dù ẻn hứa sẽ chờ đợi tao vô thời hạn. Đó là mối tình lớn và duy nhất trong đời tao. Suốt đời, tao không còn yêu ai. Nghe nói ẻn cũng thế. Để tránh cái thế khó xử cho người con gái đương độ xuân thì, tao để lại cho ẻn trái tim rỉ máu mà đạn thù bắn không thủng, vào Saigon sống lang thang và gặp tụi mày. Một lần tao, thằng Tùng, thằng Phát và thằng Nhân đã ngà ngà, ghé vào “Quán Gió” trên đường Võ Tánh kiếm ly café giải nghể. Quán nhỏ, tối, có dàn nhạc dã chiến để các ca sĩ tài tử tự diễn. Có một giọng ca khàn đục, nhừa nhựa khói thuốc, uể oải cất lên từ một người lính dù cao gầy, hai nách cặp đôi nạng gỗ, dáng đứng rất Django, một cánh tay cụt một chiếc chân cụt, áo bỏ ngoài quần, không lon lá, nón béret đỏ vắt cầu vai, mắt đeo kính cận đen. Tao nhớ mãi lời hát: Xin cho mây che đủ phận người Đó chính là mày. Một thằng lính bụi như tụi tao. Thú thật với mày lúc đó tao muốn vò nát xé rách cái màn đêm bao quanh, cào cấu da thịt, tự hành xác cho thật đau đớn. Mày đã đưa tao đến chỗ tận cùng của cảm giác. Sau đó mày tìm đến bàn tụi tao, kéo ghế ngồi như đã quen biết từ lâu. Tự giới thiệu Đức cụt, quan ba dù. Chữ “cụt” mày nói thật tự nhiên, có một chút hãnh diện. Thằng Nhân quan ba tầu bay chỉ từng đứa giới thiệu, Thiệu quan một Trinh Sát dù, Tùng quan hai TĐ81/BCND LLĐB, Phát quan hai TQLC. Tụi mình thân nhau thật dễ dàng. Năm đứa kéo nhau đi uống tiếp ở bar Crazy Horse trên đường Tự Do. Thấy một thằng Mỹ trắng to lớn đang đùa giỡn nham nhở với đám chiêu đãi viên, tao nổi điên xô ghế đá bàn đấm cho cu cậu một cú trời giáng rồi đá ra khỏi bar. Tội nghiệp cu cậu, không dám đánh trả chỉ thụ động đỡ đòn. Lần đó tao bị nhốt tù TTM ba ngày và lãnh năm củ. Ngưới ta bằng lòng cho chị được mang xác về thăm nhà 24 giờ. Chỉ 24 giờ phép rồi phải trả nó vĩnh viễn về đơn vị mới cùng với các chiến hữu đã giã từ vũ khí và với giun dế của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Tao chưa thấy một phụ nữ nào can đảm như vợ nó. Chị là một cựu hoa khôi Trưng Vương. Yêu nó chị bỏ cả học bổng du học New Zealand, chấp nhận ở lại làm chinh phụ rồi quả phụ. Nghe nói bây giờ chị là Giáo Sư đại học ở Pháp, vẫn đẹp não nề và nhất định không tái giá. Đêm đó, tao thức canh quan tài. Nhìn vợ nó, áo xô trắng, đầu quấn khăn tang, tay vân vê chiếc áo bay của chồng, xúc cảm trào dâng trong tao. Vịn vai chị, tao hát nho nhỏ : Hôm nay đi nhận xác chồng Tao chưa dứt bài hát thì chị bật òa lên khóc nức nở. Nước mắt ứ đọng từ bao lâu tuôn trào, ướt đẫm áo chồng. Tao cũng không cầm được nước mắt, lọc cọc nhảy ra ngoài trốn cái không khí thê lương. Buổi sáng hôm sau có mày và Phát. Tùng bận hành quân không liên lạc được. Sau đợt kinh cầu siêu của vị Đại Đức già, Phát lấy ly rượu cúng chia mỗi thằng uống một hớp, còn lại định đổ lên nắp quan tài thì vợ Nhân giật lấy uống cạn rồi úp ly. Chị nói, em uống thay cho Nhân đây, em say giùm cho Nhân nhé, Nhân ơi, em muốn say mãi đừng tỉnh. Chị khuỳnh tay y hệt dáng điệu thằng Nhân, nói với tụi mình bằng giọng trầm chậm rãi đúng giọng của thằng Nhân, tụi bay làm gì đến nhà tao đông thế, em ơi mở chai Hennessy rót cho mấy thằng bạn trời đánh của anh đi, anh đang bay không được phép uống rượu. Thiệu ạ, tao lạnh mình vì ngỡ thằng Nhân nhập xác vợ hoặc giả chị đã hóa điên hóa dại rồi chăng. Cả ba thằng thắp nhang vái nó, rồi giơ tay lên trán chào kiểu nhà binh trước di ảnh, cùng hẹn tái ngộ một ngày nào đó khi “tới số”. Tội nghiệp thằng Phát, không biết giờ này ở đâu ? Không ai biết rõ tin tức của nó sau ngày gãy súng. Phường khóm đồn rằng nó vượt trại tù và bị bắn chết nhưng không được xác nhận. Có lẽ nó và thằng Nhân quanh quẩn đâu đây bên cạnh mình mà mình không thể thấy không chừng? Thằng Tùng sướng nhất, ông chú nó nói, qua Mỹ nó học Dược và trở thành “ông Dược Sĩ”. Mày có gặp nó ở Mỹ không ? Không thấy mặt mũi nó bén mảng về VN. Thất bại. Tao không có chân chạy khi bị bể bãi nên thoát. Du kích, công an mải xua bắt những người cố trốn chạy, bỏ quên tao. Nga bị bắt, được cán bộ bảo lãnh ra, rồi lấy hắn. Tao bị ném vào lòng hè phố từ đó. Tao sống sót và “trưởng thành” bất đắc dĩ từ cái xã hội đen kinh khiếp ấy. Không có mùi vị chua chát nào của cuộc đời mà tao không nếm qua. Tao không sợ vì tao chẳng còn gì để sợ. Nếu tao nói với một tên đầu gấu hoặc đại bàng nào đó, tao muốn ăn thua đủ thì nó biết tao nói thật và chào thua, mặc dù chỉ với một cú đấm nó có thể hóa kiếp tao nhưng không đứa nào dám thử. Tao liều mạng nên tụi nó không đổi mạng. Công an phường hành hạ tao chán rồi cũng buông tha. Có một thời gian dài chân tao bị đau nhức không cựa quậy được. Tao muốn tự giải thoát. Nhưng nợ trần gian không dễ quịt nên chưa được gặp Lucifer. Vào bệnh viện đa khoa quận nhất, bị đuổi ra vì không có sổ khám bệnh. May gặp một ông Bác Sĩ mới học tập cải tạo về nhận là thân nhân. Mày biết Y Sĩ Đại Úy Tuấn, có bằng huấn luyện viên dù, trước ở bệnh xá Đỗ Vinh không? Ổng kết nghĩa anh em với tao sau đó và giúp đỡ tao tận tình. Tao không có tiêu chuẩn được mua tại các hiệu thuốc quốc doanh nên ổng bỏ tiền túi mua các loại thần dược giảm đau rất đắt ở các nhà thuốc tư. Tội nghiệp, ổng nặng gánh gia đình, lại không khá giả, phải cưu mang tao nữa nên đôi khi phải cầu viện các bạn bè ở nước ngoài. Những tên thuốc như Oxycodone, Morphine, Codeine…không xa lạ gì với tao. Bị chân hành hạ và phải uống thuốc với liều lượng mỗi ngày mỗi tăng, tao đã bao lần làm ổng phải vò đầu bứt tóc vì ổng biết tao dùng thuốc không theo chỉ định và đã nghiện lậm. Thương ổng tao thề không uống thuốc nữa, nhưng khi thấy tao quằn quại đánh vật với cơn đau thì chính ổng lại đưa thuốc cho tao uống. Ngày ông đi HO qua Mỹ tao lết ra tận Tân Sơn Nhất tiễn. Tao đã mất một người anh, một ân nhân và một người bạn chân thành. Không thuốc, tao sa vào thế giới mới, thế giới của những con ma chích choác. Ông Tuấn từ bên Mỹ nghe tin buồn lắm, gởi thơ về khuyên nhủ và nhờ một đàn em trong nghề, BS Châu, đến tìm tao và bắt tao đi cai. Chết lên chết xuống, nhập viện xuất viện không biết bao nhiêu lần, cuối cùng với sự kiên nhẫn bền bỉ, BS Châu đã giúp tao thành công. Họ tốt quá làm tao đâm ra có mặc cảm tội lỗi vì xưa nay đã chẳng bao giờ nghĩ đến cái bổn phận hay trách nhiệm của những người Việt Nam may mắn sau cuộc chiến. Có ai muốn mua một cái chân hoặc một cánh tay của tao với giá bạc triệu đô la tao cũng không bán. Có ai gắn cho tao lon Đại tướng để đổi lấy một chiếc chân cụt, tao cũng không ham. Ấy thế mà mày đã tặng không cho đời một cánh tay và một ống chân, để trở thành người tàn phế cùng khổ nhất của xã hội. Đời thật bất công với mày. Có mấy ai còn nhớ đến những “anh hùng què cụt đui mù sứt mẻ” đã vác thập tự giá cho họ? Chưa đủ ô nhục, mày còn được đương nhiên đại diện cho toàn gia họ Ngụy, trong và ngoài nước, nhận lãnh những đòn thù của tiểu nhân quất trên tinh thần và thân xác què quặt của mày. Đời sống vật chất dư thừa chỉ làm cho tao no thân ấm cật, ích kỷ. Tao có xin lỗi mày ngàn lần thì mày cũng không nhận, tao biết, bởi vì mày vẫn còn giữ cái khí khái của một quân nhân. Mày đã chấp nhận mọi hoàn cảnh tệ mạt nhất mà không xin xỏ lòng thương hại. Sống trong một môi trường nặng trĩu hận thù đầy kỳ thị, và trong một thân thể chỉ còn lại một nửa, tao không hiểu làm sao mày có thể sống sót đến ngày nay. Có người hỏi tụi tao, thương binh bộ đội cầm lựu đạn đi các hàng quán “xin đểu”, làm ăn rất khấm khá, tại sao tụi mày không bắt chước ? Cái tay cụt, cái chân què của thằng bộ đội hay của thằng nguỵ có gì khác, ai hỏi giấy ? Tụi tao không làm được, dù có cầm lựu đạn giả đe dọa. Đồng bào mình mà mày, nỡ nào kiếm sống bằng khủng bố. Hèn lắm. Đức dẫn bạn đến vườn Tao Đàn, chọn một gốc cây cổ thụ phía đường Nguyễn Du, trải tấm giấy dầu, bỏ cặp nạng sau lưng, ngồi xuống. Thiệu ngồi đối diện, cách hơi xa một chút. Đức hát vu vơ một vài câu rồi bắt đầu đi vào bài bản. Những bản nhạc thời chiến đưa Thiệu về với quá khứ, nhắc bao kỷ niệm. Anh ngả người nhắm mắt, chống tay ra sau, nuốt từng lời ca của bạn. Đức hát say mê. Giọng rất chuyên nghiệp và truyền cảm, anh có âm vực rất rộng, xuống thấp lên cao rất ngọt, không bị gãy. Tiếng láy tròn trịa. Độc đáo hơn nữa, anh biết giả tiếng đàn guitar. Âm thanh phát ra từ cổ họng nghe hệt tiếng đàn điện. Nghe có tiếng vỗ tay lộp bộp, Thiệu mở mắt. Có vài người khách đứng hai bên anh. Họ lần lượt bước lên bỏ tiền vào túi áo Đức. Một người khách để tiền kẹp dưới chiếc nạng gỗ, anh không nhận. Biết điều ông khách xin lỗi, nhặt lên bỏ lại vào túi Đức. Trọn một ngày đi chơi với bạn, Thiệu hơi mệt vì không quen cái nóng ẩm và ô nhiễm khó chịu của Saigon. Tuy nhiên anh rất vui. Lúc từ giã cả hai đều bịn rịn. Anh hứa kỳ tới sẽ ở chơi lâu hơn để nghe cho hết truyện dài nhiều tập của bạn. Đức nói, chân tao bây giờ yếu lắm, không thể đứng hoặc ngồi lâu, tao không thể lên phi trường tiễn mày được. Thôi chúc mày đi thượng lộ bình an. * * * Thiệu bỏ ra hẳn một tuần lễ tìm kiếm một chiếc xe lăn thích hợp cho bạn. Anh tham khảo ý kiến của các Bác Sĩ VN chuyên khoa về phục hồi và vật lý trị liệu. Họ giới thiệu, cho anh chi tiết để so sánh giữa những tiện lợi và bất tiện lợi của hai loại electric wheelchair và electric scooter. Đức là dân của đường phố nhưng lại có những giới hạn của thể chất, tay đã run, chân rất yếu, nên hơi khó chọn lựa. Cuối cùng anh ra ngân hàng vét gần hết tiền trong trương mục tiết kiệm, quyết định mua chiếc electric wheelchair vì dễ xử dụng bằng những ngón tay, giữ thăng bằng tốt hơn, ghế ngồi tự động điều chỉnh độ cao thấp, và có thể bật ngửa lưng tựa ra phía sau kéo dài chân tựa ra phía trước làm thành một ghế nằm khá thoải mái. Thiệu sửa sọan cho một chuyến đi mới, chọn ngày đến VN đúng sinh nhật của Đức. ** * Về đến nhà nguời anh thì đã quá trưa. Thiệu tắm rửa sơ sài, thay quần áo ngắn. Anh mang chiếc xe lăn đến một nhà hàng trên đường Phạm Ngũ Lão chuyên tổ chức tiệc sinh nhật, nhờ nhân viên gói hộ. Đặt một phòng nhỏ phía trong kín đáo, hàng chữ “mừng sinh nhật Đức cụt” đơn giản được chọn, giăng ngang cửa. Xong xuôi anh thả bộ đến khu nhà ga tìm Đức. Không gặp bạn, anh đi quanh quẩn hỏi thăm. Gã lái xe ôm nhanh nhẩu đề nghị anh lên xe, tìm giúp. Hơn một giờ chạy cùng khắp thì thấy Đức đứng dựa góc tường phía sau hông nhà thờ Đức Bà. Anh vừa hút thuốc vừa hát vu vơ không thành lời. Khán thính gỉa của anh là một đám trẻ bụi đời. Có nhiều tiếng lao sao, tiếng con nhỏ bán vé số rõ nhất: Đức không chần chừ hát liền. Con bé trông hơi lem luốc nhưng có đôi mắt sáng tròn xoe nổi bật trên khuôn mặt thanh tú dễ nhìn. Nó ngồi chống cằm nghe như người lớn. Thiệu lẳng lặng đến ngồi sau nó, hôn lên mái tóc khét mùi nắng, nói: Cả bọn vỗ tay reo mừng, nhưng có 3 đứa cúi mặt lững thững bỏ đi. Thiệu gọi giật lại, hỏi lý do. Cả 3 im lặng. Gặng mãi, đứa lớn nhất trả lời lí nhí, tụi con mắc đi bán, nếu không đủ tiền mang về tối nay má đánh đòn đau lắm. Thiệu an ủi, các cháu đừng lo, còn thiếu bao nhiêu chú sẽ bù đắp, cứ đi chơi chung với các bạn, chịu không ? 3 đứa quệt nước mắt, gật đầu. Cả bọn kéo nhau lên ngồi chật cứng chiếc xe Taxi minivan Mercedes 10 chỗ. Tên tài xế tỏ vẻ khó chịu. Thiệu làm bộ không chú ý, ra lệnh lái thẳng đến nhà hàng Phạm Ngũ Lão. Một đứa biết đọc chữ reo lên: Con bé bán vé số có đôi mắt sáng ra vẻ sành sỏi: Bữa tiệc không có món gì đặc biệt nhưng tất cả ăn rất ngon miệng. Các đĩa đồ ăn được thanh toán gọn sạch, không một chút dư thừa. Đến phần cuối, cắt bánh, lũ trẻ reo hò như ong vỡ tổ. Đức cảm động vịn bàn đứng dậy cầm dao, tay run run không cắt nổi miếng bánh. Thiệu hô lên: Đức định nói một vài lời gì đó, nhưng Thiệu dơ một ngón tay lên miệng suỵt suỵt: Thùng quà được mang ra. Đức xé bao giấy, gục mặt trên chiếc xe lăn, lắp bắp: Thiệu dậy thật sớm, bắt xe ôm đến nhà ga. Anh tò mò muốn xem khuôn mặt bạn mình lúc còn ngái ngủ nên ẩn mình sau một gốc cây kín đáo thật gần để quan sát. Đức dậy còn sớm hơn anh, đang tập xử dụng mọi chức năng của chiếc xe lăn chưa bao giờ mơ tưởng. Anh điều khiển cho xe chạy lui chạy tới, quay phải quay trái, quay nửa vòng, quay trọn vòng, thử đủ kiểu, giống một đứa trẻ thử đồ chơi. Trời còn se lạnh nhưng anh vã mồ hôi. Mệt, anh ngừng lại, hút một điếu thuốc, ngửa mặt lên trời thở khói. Khuôn mặt sáng lên bởi những tia nắng trong vắt đầu ngày xuyên qua từ cành lá. Thiệu đọc được trên đó nét rạng rỡ. Niềm hạnh phúc đến bất chợt, anh hít một hơi mạnh sảng khoái. Anh biết bạn anh cũng thế. Đức ơi, tao đang chia xẻ hạnh phúc với mày đây. Cái hạnh phúc sao nhỏ bé và mong manh quá. Có phải nó là giọt sương đang đọng trên chiếc lá kia, long lanh như hạt kim cương óng sắc, nhưng chỉ một chốc thôi sẽ tan thành nước ? Tao sợ, tao sợ. Tao cầu nguyện cho hạnh phúc ở lại với mày. Tao là thằng hoang đạo nhưng tao tự hứa sẽ đi lễ chủ nhật này. Sẽ xưng tội, sẽ dâng lời cầu nguyện cho mày. Sẽ làm tất cả những gì Thiên Chúa muốn để cho mày được sống bình an hết kiếp này. Mày phải có một đường đi mới không tăm tối, mày cần phải có một lòng tin. Con “Đường Bác Đi ” người ta “tử tế” nhường cho mày hãy để lại phía sau, lấp nó đi đừng để cho người khác dẫm nữa. Hay là tao sẽ lôi cổ mày vào nhà thờ với tao hoặc tao sẽ hộ tống mày tới cửa chùa, đến với Đức Phật mà mày từng nói Mạ mày rất sùng kính ? Đức ơi, làm ơn dễ dãi một chút, kéo được mày đi đến chốn ấy thì cũng khó như bảo cô dâu đừng trang điểm trong ngày cưới. Không biết đang nghĩ gì, bỗng nhiên Đức giơ cánh tay không cụt lên cao, rồi vỗ đùi, nhe răng cười hí hửng như đứa trẻ được kẹo. Thiệu mỉm cười, lắc đầu, nói với mình, thằng con trai cười khó có cảm tình quá, ngày mai chắc phải đưa nó tới Nha sĩ gắn hai chiếc răng khuyết, cho nó có nụ cười Fernandès dễ thương hơn. Ra khỏi chỗ nấp, Thiệu len lén đứng sau chiếc xe lăn, hét vào tai bạn làm Đức giật mình suýt té xấp: – Đức cụt ! Nhẩy dù_ _nhẩy dù, không thích_ _ bia ôm, chỉ thích_ _ café. Đi uống café với tao ! Nắng lên rất nhanh, chan hòa, ấm áp, không đuổi kịp bước chân và bánh xe reo vui của đôi bạn. Viết ngày 10 tháng giêng năm 2009 (Cám ơn Milou đã ngoan ngoãn bất thường, không phá Bố ) Tác giả/Nhân vật: TCN
|