Chiều tàn với hai người thương phế binh bán vé số |
Tác Giả: Duy Thức | |||
Thứ Sáu, 06 Tháng 1 Năm 2012 10:36 | |||
Họ, một người mang chiếc loa nhỏ, những sợi dây điện lùng xùng như quấn cả vào cổ vào vai cho tới toàn thân trên chiếc loa lâu năm rè rè như bài hát anh ta trầm hùng bi tráng phát ra. Người đàn ông mặc đồ dù đi trước bằng một chân chống nạng và rao lớn: Người đi sau hát dạo, dường như cặp mắt của anh ta đã mờ, không thấy rõ đường để chen vào dãy bàn ăn đông nghẹt người. Có vẻ như là một đôi bạn, bộ đồ chiến binh của người mang loa theo sau khi tôi nhìn kỹ qua lớp bàn ghế đầy ắp của quán ăn trong hẻm này thông ra đường HBT. Tôi nói với Hạc: Hạc ngẩng đầu nhìn: Trong xôn xao hàng quán, tôi không nghe lời rao của người cựu binh cầm vé số ở trước dù giọng rao chắc nịch và khỏe như giọng xung quân thời nào giữa trận mạc, mà nhìn người đàn ông đằng sau đang lần dò theo lưng người trước. Dường như anh ta nương theo giọng rao vé số mà bước đi, dừng lại khi thỉnh thoảng chạm vào bàn ghế của quán ăn. Giọng ca vẫn âm ỉ ngân lên. Tôi bỗng như bắt thấy cái giọng này quen thuộc lắm từ ba bốn mươi năm về trước. Ðó là bài hát nức nở: Giờ đây anh không còn, chỉ còn lại tấm thẻ bài... trong tay em... Họ chen gần tới, Hạc gọi lớn: Người bán vé số lại gần, tôi nói: Người bán vé số dừng lại nhìn, hỏi: Tôi lắc đầu: Anh nói: Tôi nhớ lại: Chúng tôi dự tiệc cuối cùng với nhau, còn nghe Ðại Tá Bảo nói: Chỉ có thế, trong lời từ biệt nhau. Nhưng ai biết đâu, đó là lời từ biệt cuối cùng. Hôm sau, đổ bộ xuống Hạ Lào trúng trận địa pháo, anh em ngã gục gần hết. Tôi nghe tin Ðại Tá Bảo và người lính là Bào, mang máy theo ông, cả hai rơi xuống hố sâu. Ðịch bao vây gọi đầu hàng một loại súng từ dưới hố nổ lên, cả trăm quả lựu đạn của địch ném xuống. Hai thầy trò Ðại Tá Bảo đều hy sinh vì tổ quốc cả. Tôi không còn gặp người anh hùng trận mạc ấy nữa, nhưng nhà của tôi ở con đường Phan Ðình Phùng cũ. Bà chị của Bào, đệ tử của Ðại Tá Bảo ở đó. Bào trước khi đi dù với Ðại Tá Bảo, nó gầy gầy, vui vẻ, thường ra bán bánh cuốn ban đêm giúp chị và mẹ, bà cụ di cư 54 người miền Bắc. Khi nhận tin Bào và Ðại Tá Bảo tử trận ở Hạ Lào, bà cụ bất tỉnh bao lần. Sau đó ngày nào, ở quán cà phê, bánh cuốn vỉa hè đó, buổi sáng sớm ít người, tôi hay ra ngồi bên cạnh cái cột đèn có đặt bàn tròn để uống cà phê của bà. Tôi thấy cha thằng Bào đôi mắt đã đục còn đục mờ thêm, lưng đã còm lại còm hơn trước. Ông ngồi rít thuốc lào và như đầy ngấn lệ. Lệ ông không rơi xuống mà như chạy ngược vào lòng. Còn bà mẹ già của Bào cứ kêu lên từng ngày từng buổi. Con tôi đâu rồi. Ai giết nó, hãy trả con tôi lại cho tôi... Giời ơi! Tôi không chịu nổi mỗi khi ra quán bánh cuốn thì luôn nghe giọng bà già buồn não ruột, mối buồn đầy bi hận của cả hai miền nước non rồi sau đó, tôi lại nghe bài hát thê lương nhưng đầy hùng tráng của một bản nhạc cất lên: “Mà anh không về... chỉ còn lại tấm thẻ bài trong tay em!” Bây giờ, người chiến binh mù dò dẫm đang cầm loa hát lại khúc nhạc xưa! Cảnh vật ồn ào trong quán ăn cũng không thể nào ngăn được niềm xót xa, lòng thương cảm lẫn ý khí kiêu hùng của những người đã ngã xuống. Tôi như kẻ mê trong cái cảnh phố chợ ăn này một lát cho tới khi người lính Dù kêu: Tôi giật mình quay về thực tế: Người lính cười bảo: Tôi nhủ thầm: Trong khi họ đang bán thêm mấy tấm vé số cho người chung quanh, tôi hỏi thăm: Anh ta kể thêm: Người ấy lắc đầu: Tôi cố hỏi tiếp: Người đó cười: Tôi nói: Người đi sau bỗng trỗi giọng ca vang: Ðó cũng là một bài hát cũ. Tôi thấy chua xót làm sao. Tuy nhiên vẫn có niềm hy vọng nào đó lóe sáng ở cuối con đường hầm đen tối này. Ánh nắng tắt hẳn. Mà con đường này, hàng quán này đã lên đèn sáng rực, lời ca trong sáng nguồn hy vọng tươi đẹp, xây dựng quê hương đang vang lên từ chiếc loa nhỏ của hai người chiến binh thương phế đang bán vé số trong buổi chiều tàn. Rồi hai người thương phế binh, một người rao vé số, một người ca hát, họ đi dần dần vào ngõ cụt ở trong dãy phố lầu. Tôi và Hạc trả tiền quán ăn, bước ra. Tôi đứng yên nhìn sâu vào con đường. Thì ra tuy có xây cất ồn ào hơn trước nhưng vẫn là ngõ cụt, ăn sâu vào dãy phố mà trước đây họa sĩ Nghiêu Ðề hay dẫn tôi đi tắt để đến nhà anh ấy. Lịch sử đổi thay, nhiều bằng hữu đã không còn, dù họ không phải là chiến binh. Tuy nhiên hai người chiến hữu xưa đã tàn phế như lịch sử miền Nam vẫn còn đó. Họ đi bán vé số và hát những bài ca cũ chiến trường xưa, như viết thêm những điệp khúc hào hùng giữa đêm thành phố. Nhìn họ như gợi lên tất cả bạn bè tôi từ xa xăm, những người đã chết ở An Lộc, những người đã hy sinh ở Hạ Lào, hay ở Di Linh, ở Ban Mê Thuột, ở Vùng Hai chiến thuật... Hình ảnh những chiến binh xưa, những thương phế binh nay, đã ghi đậm nét trên lộ dài mà Bùi Giáng từng viết. Hãi hùng bi kịch đồi tranh Ðúng là bi kịch đồi tranh, đã để lại bức ảnh vân cẩu của hai người phế binh hiện ngời nét gian lao mà kiêu hùng mãi mãi.
|