Hiện tình giáo hội Việt Nam: Một thoáng nhìn |
Tác Giả: Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế OP | |||||
Thứ Năm, 27 Tháng 5 Năm 2010 20:02 | |||||
Mấu chốt của sự rạn nứt là ở chỗ đó và cũng từ đây đưa tới sự bất bình của người công giáo ở khắp nơi, làm nổ tung ra những sự phản kháng. Những sự phản kháng này dường như bột phát tựa như “tức nước vỡ bờ”. Bây giờ làm thế nào đây ? Nhiều người rất băn khoăn lo lắng. Nói ra thì sợ động chạm và bị coi như bất kính mà không nói ra thì lòng không đươc yên. Từ bên ngoài Nhìn từ bên ngoài, Giáo hội Việt Nam là một giáo hội phồn thịnh, sầm uất, từ Bắc chí Nam, với nhiều nhà thờ được xây mới hay được nâng cấp sửa chữa, nhiều trung tâm hành hương mục vụ được xây cất rầm rộ ở nhiều nơi, giáo dân đi lễ đông chật nhà thờ, các thứ Năm thánh được khai mở ở nhiều nơi, các thứ lễ lạt tưng bừng náo nhiệt, các lễ truyền chức đông đảo tiến chức và người tham dự, (như ngày 25/5 vừa qua ở nhà chung Phú Cường (Bình Dương) có 26 tân chức, buổi lễ kéo dài ba tiếng đồng hồ). Căn cứ vào, đó ai dám báo Giáo hội Việt Nam đang có vấn đề. Giáo hội đang “ngon lành” như thế, tại sao lại gây ra “sự cố” toà Khâm sứ, Nhà thờ Thái hà v.v… Tại sao không ở yên để người ta khỏi làm khó dễ. Phải chăng vì vậy mới có câu “đồng cảm” chứ không “đồng thuận”. Có lẽ vì vậy mới xảy ra vụ “thay bậc đổi ngôi” ở toà Tổng Giám mục Hà Nội, khiến một vị Tổng Giám mục đang được giáo dân yêu mến kính nể phải đột ngột ra đi không hẹn ngày về. Chính biến cố đó đã và đang gây ra sóng gió và tình trạng “rắm rối” cho Giáo hội Việt Nam. Đứng trước tình trạng này, người thì chê trách thở than, người thì buồn phiền bực bội. Người chê trách thì nói rằng tại sao lại đổ thêm dầu vào lửa bằng những bài báo tỏ rõ sự thật hay bạch hoá một nửa sự thật chưa được nói tới, tại sao “vạch áo cho người xem lưng”, tại sao gây chia rẽ bằng cách viết lách không theo “lề phải” v.v… Thiết tưởng phải thành thật nói rằng không cần những bài báo như đã nêu trên, những người hiểu biết, bên trong cũng như bên ngoài công giáo, cũng thấy là Giáo hội đang phân hoá. Cứ nhìn vào các biểu ngữ trong ngày lễ Đức Cha Phê-rô Nguyễn văn Nhơn được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Hà nội cũng đủ biết, khỏi cần phải nói năng hay viết lách gì. Vậy thử hỏi từ đâu có sự phân hoá ? Rồi tiếp đến là sự ra đi âm thầm tủi nhục như một kẻ phạm pháp của Đức Nguyên Tổng Giám mục Ngô quang Kiệt. Nhiều người vì bức xúc đến tột độ, nên đã không cầm nổi mình mà phát ra những lời lẽ quá ư bực bội đến như lỗ mãng. Sự phân hoá là có thật và không thể che giấu được. Vậy phải tôn trọng sự thật. Nhờ tôn trọng và giãi bày sự thật, may ra mới có thể giải gỡ cho Giáo hội Việt Nam khỏi tình trạng rối rắm này. Mà thật là khi có sự phù hợp giữa sự việc xẩy ra với việc làm và lời nói. Phải nói sự thật thì lời nói mới đáng tin. Có thể sự thật làm cho nhức nhối và gây ra khó chịu. Nhưng một khi chấp nhận sự thật thì sự thật có sức giải thoát. Ai không nói sự thật và làm chứng cho sự thật thì lời nói của người ấy không có giá trị. Mà đã không có giá trị thì cũng không có sức thuyết phục và giải toả được dư luận. Nhìn từ bên trong Nhìn từ bên trong thì dù muốn dù không phải công nhận là có sự nứt rạn. Nhiều người không muốn nhận sự thật này, và tỏ vẻ bực mình với những ai muốn phơi bày vết nứt rạn đó ra, không phải để làm cớ gây chia rẽ cho người ngoài lợi dụng, mà chính là để tìm cách hàn gắn bằng cách đưa vết thương đó ra rửa sạch rồi bôi thuốc chữa trị. Không ai muốn cho Giáo hội lâm vào tình trạng này, nhưng đã lỡ thì mọi người phải chung vai gánh vác. Người công giáo chúng ta không muốn cho người ngoài “xem lưng”. Nhưng người ta đã xem thấy rồi thì làm sao giấu giếm và che đậy nổi. Chắc có người sẽ nói vết thương ở đâu mà bảo đem ra chữa trị. Thưa vết thương ở chỗ các tín hữu Bắc Nam, các vi giám mục trong HĐGM không đồng thuận với nhau. Hầu hết các vị giám mục miền Bắc đồng ý với lập luận tôn giáo là quyền chứ không phải cơ chế xin-cho, còn phần đông các vi giám mục còn lại trong Hội Đồng Giám Mục thì chủ trương đối thoại, hiệp thông cho yên chuyện, miễn sao xây được nhà thờ, tổ chức được những buổi lễ thật linh đình ấn tượng và không bị làm khó dễ gì là được. Mấu chốt của sự rạn nứt là ở chỗ đó và cũng từ đây đưa tới sự bất bình của người công giáo ở khắp nơi, làm nổ tung ra những sự phản kháng. Những sự phản kháng này dường như bột phát tựa như “tức nước vỡ bờ”. Bây giờ làm thế nào đây ? Nhiều người rất băn khoăn lo lắng. Nói ra thì sợ động chạm và bị coi như bất kính mà không nói ra thì lòng không đươc yên. Vậy phải có người nói và người nghe: người nói lẽ phải và người nghe lẽ phải. Hai bên đều phải tôn trọng lẽ phải. Lẽ phải đó đặt căn cứ trên tính khách quan của sự việc và lòng tôn trọng sự thật của người nghe cũng như người nói.. http://www.nuvuongcongly.com/index.php?option=com_content&view=article&id=938:giao-hoi-viet-nam-mot-thoang-nhin&catid=1:latest-news&Itemid=18 L.m Anrê Đỗ xuân Quế O.P
|