Văn hoá Lào, văn hoá Lèo |
Tác Giả: Hàn Lệ Nhân | ||||
Thứ Tư, 16 Tháng 3 Năm 2011 08:00 | ||||
Một vợ ngủ giường lèo ...
"Nghe nói một số người mình có cách chửi hơi lạ: khi chửi là réo người Lào ra mà chửi. Thí dụ: - Thằng Lào trộm cái xe đạp của ông? - Con Lào vứt dzác chước cửa nhà bà? Có ai hiểu tại sao không ạ ? (theo RuNha, dactrung.com) Một nhúm người quen miệng gọi Việt Nam và Lào là hai quốc gia anh em. Nhưng một sự thật trớ trêu là ở Việt Nam: 1/ điều gì tệ lậu cũng được gán cho cái thương hiệu Lào: - Đôi dép mang tồi nhất, rẻ nhất là đôi dép Lào (15.000 VCD/ 2 đôi). Bệnh thì có bệnh lang ben hay hắc Lào (dartre), đậu Lào (variole). Cái thứ thuốc hút nặng mùi nhất là thuốc Lào. Cơn gió khắc nghiệt nhất gọi là gió Lào. ( xào lại theo funnyhieu, tialia.com) - Lào (lèo) mọi: (miễn giải thích) 2/ điều gì ít phấn khởi cũng được bắt đầu bằng chữ Lào: - Lào phào, lào quào, lào thào, lào xào, lào rào, lào liệt (bị bệnh nằm liệt giường) 3/ về đong đếm ta có: Một lào (nước mắm, rượu) = Thùng đong nước mắm / rượu, nhưng không rõ trọng lượng, thể tích 1 thùng là bao nhiêu. Ngoài ra còn có nghĩa “thước để đo giá trị con người: Bọn bóc lột bao giờ cũng lấy đồng tiền làm lào “. - Lào lại = Đo lại (mesurer de nouveau, theo J.F.M Génibrel: Dictionnaire Annamite-Français, 2è Edition - Imprimerie de la Mission à Tân Định, Saigon 1898, trang 381).
Còn nếu đọc trại Lào ra Lèo, ta có: - Lèo = dây buộc từ cánh buồm đến chỗ lái để điều khiển buồm hứng gió. Giữ lèo, kéo lèo. Diều không lên vì lệch lèo. - Lèo = Diềm gỗ ở tủ, sập, giường, v.v... có chạm trổ trang trí: Lèo tủ có chạm hoa, chạm lèo. - Lèo = Giải thưởng trong hội đua tài. Tranh lèo giật giải. - Lèo = Móc nối thêm vào như liền một mạch. Nói, viết, đọc một lèo; ăn một lèo, uống một lèo, đi một lèo, chạy một lèo, làm một lèo... - Lèo = Cọc đỡ cây con. Cắm lèo cho dưa, cho đậu. - Lèo hèo = Chậm (lửa cháy lèo hèo) , nơi vắng vẻ, mông quạnh. - Lèo khoèo = Nhỏ và gầy. Tay chân lèo khèo. - Lèo lá = Quá khôn khéo đến mức tráo trở, lật lọng. Lời lẽ con buôn lèo lá. - Lèo lái = Điều khiển. Dây lèo và tay lái. Lèo lái con thuyền. Giữ vững lèo lái. - Lèo ngọn = Lèo hạ. Ngược lại là lèo trôn (xem mấy hàng dưới) - Lèo nhèo = Mềm nhão, bèo nhèo. Bụng mỡ lèo nhèo.Quần áo lèo nhèo. Lèo phèo. - Lèo tèo = Thưa thớt; ít ỏi, nghèo nàn. - Lèo trôn = Dây gióng trôn buồm (lèo thượng) - Nới lèo = Nới dây lèo ra cho dài hơn. - Thả lèo = Thả dây lèo, buông dây lèo, hàm ý làm cho buồm hết bọc gió. - Treo lèo = Đình việc lại, để chậm trễ, không tính cho xuôi. - Lèo xèo = Nước sôi lèo xèo. Mỡ sôi lèo xèo. - Hứa trăng hứa cuội gọi tắt là hứa Lèo. Lựa chọn có lựa lèo (lựa thế). Tết có Tết Lèo. Kẹo có kẹo thèo lèo (đậu phụng/lạc chiên mỡ ngào đường dùng khi uống trà, đọc trại từ tiếng Tiều: Tề Léo = trà liệu). Giường có: Một vợ ngủ giường lèo, Hay: Nằm giường lèo lại đòi treo trướng phụng. Giường lèo là giường cấp nào? Ai biết chỉ cho với. - Trước 1975, có hai chữ Tiền Lèo ngụ ý tiền không có giá, bấy giờ 1 đồng VNCH ăn 7 kips hoàng gia Lào. Từ 1976 đến 1993, 1 Kip Lào cộng ăn 15 đồng Việt cộng (do đó có chữ tiền lèo VC), nay 1 Kip chỉ còn ăn 1,5 VCD. - Freud bảo trong đầu nam nhi đại trượng phu thường trực hai chữ lờ lờ, tôi cho là Freud chỉ là người có công cô đúc hệ tư tưởng Hồ Xuân Hương "thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc, trái gió cho nên phải lộn lèo"(Kiếp tu hành), "thú vui quên cả niềm lo cũ, kià cái diều ai nó lộn lèo (Quán Khách). - Đến chất lỏng có gia vị như nước phở, nước bún, nước mì, nước chấm ... tuyệt cú mèo trong Nam cũng là nước Lèo, ngon dở là do nước lèo. Ở Hà Bắc có làng Lèo. Sơn La có Mường Lèo.Vùng Thanh Hoá có làn điệu Hò lèo... Riêng lá lèo là gì tôi chịu không tìm đâu ra định nghĩa, có thể là một loại gỗ nên mới có lối chạm lèo nêu trên (?): «Làng La Xuyên ở cách Hà Nội 70km thuộc xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, nổi tiếng về nghề chạm khảm gỗ có từ lâu đời. Các hoành phi, câu đối, sập gụ, tủ chè được trang trí rồng bay, phượng múa, lân chầu… rất đẹp và tinh xảo. Chỉ trên một [b]lá lèo[/b], người ta có thể thấy lễ cưới xin, ăn hỏi hay những trò chơi trẻ con rất ngộ nghĩnh được chạm tỉ mỉ, chau chuốt. Đây là một làng nghề chạm khảm cổ truyền. Sản phẩm của La Xuyên từ lâu đã được du khách trong và ngoài nước rất ưa chuộng.» (http://www.vietshare.com/quehuong/namdinh/thangcanh.asp) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan người đích thân xử tử một đặc công VC trên đường phố Sàigòn hồi Mậu Thân 1968 có hỗn danh là Sáu Lèo. Người con trai thứ 18 của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu). Và: Một người Lào sang Việt Nam làm việc. Trong một chuyến đi công tác tại Huế, trên xe buýt, ông ta ngồi chung với 1 người Việt gốc bắc chính quy. Sau khi đến trạm dừng, ông bắc kỳ phát hiện đôi dép mình không cánh mà bay. Ông ta la lên: "thằng lào, thằng lào lấy dép tao". Công an thường phục vội túm ngay thằng Lào ăn cắp. - Không phải ông lày. Ông bắc kỳ phân trần. - Thì bác mới hô hoán "thằng Lào lấy dép bác tê". - Đúng thế nhưng đâu phải thằng Nào lày. Bên Pháp tôi có người bạn ở gần nhà, người Việt sinh trưởng ở bên Lào – như tôi, vợ con đã đùm đề. Về Việt Nam lần đầu, chú ấy dính ngay một em nuôi lớn hơn thằng trưởng nam của chú ấy vài tuổi. Chẳng biết chú ấy hứa lèo kiểu nào mà thằng bạn đã hưu non người Pháp 100% bất chấp hệ lụy, chịu chạy chọt giấy tờ, đích thân về Việt Nam đứng tên cưới cô em nuôi mang sang giao tận tay cho chú ấy một mình nuôi trên giường. Một hôm trong siêu thị, một thằng bạn chính thống Nam Kỳ gặp cô em nuôi của bạn tôi, hỏi cô đi đâu dzậy, cô trả lời: - Đi mua chúc đồ dzià nấu cho thằng Lèo ăng ! Tóm lại, Tiếng Việt và tiếng Lào có khá nhiều từ với phát âm giống nhau nhưng ý nghĩa lại khác hoặc tương phản. Ý nghĩa khác: Tiếng Việt Tiếng Lào [*] người Lào phát âm chữ không không được, họ nói là khôông Ý nghĩa tương phản (xấu): Tiếng Việt Tiếng Lào Người Lào vùng cố đô Luang Prabang (bắc Lào) có lối phát âm đặc thù, thành thử đã có nhiều giai thoại Việt-Lào cười ra nước mắt. Đơn cử: Một người Lào tên Khăm kết bạn tâm giao với một người Việt tên Đức. Ngày nọ, Khăm đang ngồi mài và lau chùi con dao săn cưng quí của anh thì Đức tới chơi, ngồi xuống bên cạnh coi bạn làm việc. Vốn tính tinh nghịch, Khăm đưa dao lên chỉa thẳng vào người Đức. Đức hoảng hồn đưa hai tay lên trời, kêu lên: - Không ! Không ! Không ! Khăm lại hiểu thành '' Khôông ! Khôông ! Khôông ! '', mật chú để tác động phép gồng, nên chắc mẩm ông bạn hiền muốn thử, không nói không rằng Khăm lụi nhẹ con dao quí vào ngực Đức, chẳng may con dao bén quá, lọt lút cán ! Đức chết ngay tại chỗ. Khăm rú lên khóc, lẩm bẩm: - Rõ ràng nó nói: Khôông, khôông, khôông kia mà ! * Tóm lại, các phụ huynh Việt (mới, từ sau 1975) ở Lào cần cẩn trọng khi đặt tên cho con cháu trong nhà, vì đã từng có giai thoại éo le nhưng không tiện ghi ra đây. Cuối cùng là hai chữ ở cửa miệng đa số các đồng bào Kinh chủ thể, chính thống, văn minh… v.v và v.v thường lich sự “phản xạ“ để chỉ định một “khúc ruột…thừa” ngay bên hông: Việt-Lèo ! Còn nữa, CHXHCN-VN hay dùng nhóm chữ "Việt và Lào là hai quốc gia anh em". Dân Lào dạy nhau: Việt và Lào là 2 quốc gia láng giềng: Đúng; hai quốc gia anh em: Không. Sao vậy? – Láng giềng người ta có quyền lựa chọn, anh em thì không! - Cứ tạm cho rằng «Việt và Lào là hai quốc gia anh em», nhưng ai anh, ai em ? - Còn phải hỏi. Đương nhiên ta nà anh dzồi ! - Tôi cũng được dạy rằng «Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia anh em. Núi liền núi, sông liền sông…». Vậy ai là em, ai là anh ? - Trung Quốc tuy đất dzộng người đông nhưng không anh hùng. Đấy, cái đảo Đài Noan tí tẹo thế kia mà họ đâu dám giải phóng… Cho lên ta với họ chỉ ng-a-ng ng-a-ng nhau thôi !
|