Núi Vàng bên bờ sông SEINE |
Tác Giả: Nguyễn thị Cỏ May | |||
Thứ Hai, 21 Tháng 3 Năm 2011 13:55 | |||
Nói tới sông Seine, tháp Eiffel, hay nhà thờ Đức Bà là muốn nói tới Paris. Không thể có sự ngộ nhận với một thành phố nào khác được. Về cách làm ăn, khi nói tới hàng giả, có chứa chất độc, tổ chức cờ bạc lậu, xài tiền mặt, …là muốn nói tới Ba Tàu. Nhưng khi nói cách làm ăn chung với nhau, giữ chữ tín không cần hợp đồng, thì không ai khác hơn Ba Tàu! Triết lý cổ đại của người Tàu là “lượm bạc cắc”. Phương tiện nào cũng đều tốt, khả thi nếu giúp người Tàu lượm được bạc cắc. Cỏ May kể một câu chuyện về triết lý lượm bạc cắc của người Tàu để hiểu tại sao người Tàu, con cháu của Khổng Mạnh, thường không cần quan tâm tới vấn đề đạo đức và vệ sinh sức khỏe khi lượm bạc cắc. Không phải chỉ vì người Tàu trước đây bị nạn đói hoành hành triền miên nên đối với họ cái ăn là quan trọng. Chết vì đói trước khi chết vì bịnh tật do thiếu vệ sinh luôn luôn là nỗi ám ảnh người Tàu từ muôn đời. Nên chi, khi gặp nhau, người Tàu có thói quen hỏi nhau như để chào nhau “ăn cơm chưa?”. Người ăn cơm rồi là người hạnh phúc cho ngày hôm ấy. Muốn không bị chết đói, phải có tiền. Muốn có tiền, phải biết cách làm ăn. Và khởi đầu với hai bàn tay trắng. Triết lý lượm bạc cắc đã dạy người Tàu thoát nạn đói và làm giàu ở khắp nơi trên thế giới. Triết lý này còn giúp họ biết sống tương thân tương trợ nơi đất khách, lấy chữ tín làm phương châm. Trong Thế chiến, dân Âu châu đi tỵ nạn. Chiếc tàu chở người tỵ nạn bị chìm vì quá tải. Một ngưòi Do thái rớt xuống biển. Sau thời gian ngắn bơi lội, anh từ từ chìm xuống. Bỗng anh thấy như chân đang đi trên một tấm thảm êm ái và anh không còn thấy bị ngộp nước nữa. Cứ như vậy, anh tiến xa thêm. Anh chẳng những không sợ khi biết mình đang đi trong bụng một con cá mập khổng lồ, mà còn mừng thầm vì nghĩ phen này, anh có cơ hội mới làm ăn, không còn bị cạnh tranh khó khăn như trước đây. Chốc lác sau, anh kinh ngạc trông thấy một người Tàu ngồi trước mặt anh đang đếm bạc cắc. Ngày nay, người Tàu đang ngồi bên bờ sông Seine đếm bạc cắc. Nước Pháp và Âu châu, nói chung, đều đang lâm vào tình trạng kinh tế khủng hoảng nhưng vẫn còn là “mảnh đất vàng” cho người Tàu lượm bạc cắc. Họ lần lược tới bằng nhiều đợt di dân lậu. Họ trốn ở lại không giấy tờ, làm ăn lậu, sống lậu trong khắp hang cùng ngỏ hẻm giữa người Tàu với nhau, trong tinh thần tương thân tương trợ. Làm việc, ăn mì gói, ngủ dưới hầm, lãnh lương bằng tiền mặt. Những bí mật của người Tàu ở Paris Hôm Chủ nhựt 13/02/2011, đài TV6 của Pháp, vào 22 giờ 45, phát hành một chương trình điều tra đặc biệt về “Những bí mật của người Tàu ở Paris” do ký giả Eric de Saint Angel của tuần báo Le Nouvel Observateur (phụ bản) tường thuật. Những điều được gọi là “bí mật của người Tàu ở Paris” do đài TV6 đưa ra, thật sự chẳng có gì đáng gọi là bí mật hết cả. Vì ai cũng đã am hiểu từ lâu, mà còn rõ hơn, nhiều hơn. Như phóng viên TV6 đưa ra giới thiệu với khán giả những món hàng giả, phẩm chất xấu, giá rẻ để chiếm thị trường, … Cách tổ chức làm ăn của người Tàu rất chặc chẽ. Tiền bạc không qua ngân hàng Pháp, chỉ lưu hành trong vòng đóng kín của họ. Ngân hàng của người Tàu là “chữ tín” trừu tượng mà hiệu lực hơn hợp đồng nhiều trang giấy của Tây. Chủ nhân, công nhân, những dịch vụ cung cấp cho tổ chức làm ăn này đều là người Tàu. Một giọt xì-dầu không rớt khỏi miệng người Tàu để có thể rơi xuống thấm vào đất Tây! Về lịch sử người Tàu có mặt ở Pháp, thiên điều tra đặc biệt của TV6 cũng bị nhiều người phủ nhận. Theo TV6, người Tàu tới Pháp lập nghiệp từ những năm 1930. Thật ra, người Tàu phải tới đây từ hồi Đệ Nhứt Thế chiến. Ngày nay, theo sự thăm dò thì có lẽ số người Tàu sanh sống ở Pháp phải từ 400 000 tới 900 000 người. Sai biệt 500 000 người, tuy theo ước tính, cho thấy con số người Tàu ở Pháp là rất mơ hồ. Riêng trong số 400 000 – 900 000 người đó, có bao nhiêu là người Tàu thiệt, bao nhiêu người Tàu mang quốc tịch Pháp, bao nhiêu người “Tàu ma”, tức không có giấy tờ gì hết. Và khi bị bắt, chính họ trả lời với cảnh sát rằng họ không biết họ là người xứ nào, làm sao tới đây được, để không bị trục xuất về Tàu. Trước đây, hơn mươi năm, nhựt báo France Soir, đăng một thiên điều tra về người Tàu sanh sống ở Pháp. Ngoài những vụ làm ăn theo kiểu hoàn toàn “Made in China ” quen thuộc, tác giả của thiên điều tra còn nhấn mạnh đến một chi tiết nhân xã làm độc giả Pháp kinh ngạc là cộng đồng người Tàu chỉ có sanh, mà không hề có tử vong. Bởi thông thường, một cộng đồng nào, sau thời gian sanh sống qua hơn một thế hệ, đều có con số tử vong vào lối 10%. Ở Pháp, người Á châu bị móc túi không chỉ vì nhằm lấy tiền mà thôi, mà quan trọng là giấy tờ. Nếu giấy căn cước còn hiệu lực lâu (căn cước Tây hiệu lực 10 năm) bán có giá cao, vài mươi ngàn euros, cho người mua để tạm ở lậu. Bởi cảnh sát Pháp khó phân biệt người Tàu với người Á châu khác như chúng ta khó phân biệt người Pháp với người Ý hay Đức. Sau France Soir, có hai tác giả viết quyển “Họa da vàng” (Le Mal Jaune) cũng đào sâu những cách làm ăn phi pháp, những vụ thanh toán nhau theo băng đảng mà không bao giờ khai báo, … Nên nhớ Tam Điểm hay Thiên Địa Hội vẫn còn hoạt động ngày nay ở nhiều nơi, cả ở Phi châu, để nhằm khống chế ảnh hưởng người Tây phương đã có từ thời thuộc địa. Hai đồng tác giả bị người Tàu ở Paris kiện nhưng thua kiện vì những vụ việc trong sách đều có dẫn chứng. Liền sau đó, quyển sách không còn thấy xuất hiện trên thị trường vì bán hết sạch. Sách cũng không được tái bản. Thiên điều tra của TV6 cho rằng người Tàu sanh sống ở Pháp là một cộng đồng thuần nhứt. Thật ra, nhận xét của tác giả không đúng hẳn vì họ tới Pháp bằng nhiều đợt khác nhau, từ nhiều địa phương khác nhau ở xứ Tàu. Như người ở Quảng đông, Quảng tây, Bắc kinh, Hán vũ, Hồng kông, Thượng hải, … Còn số khác tới từ Đài Loan, hoặc Miên, Lào, Chợ lớn, sau biến cố 30/04/75. Trong làm ăn, họ cũng tranh chấp nhau gay gắt, có khi phải thanh toán nhau. Nhưng khi thanh toán nhau, họ giữ thản nhiên, không hề đưa ra luật pháp xử lý. Ở Paris, thỉnh thoảng cảnh sát phát hiện một vài xác chết người Tàu vứt ở xó hẻm hoặc dưới cống rãnh kín đáo. Có điều nổi bật, rất hiển nhiên, là người Tàu ở Paris nổi tiếng là cộng đồng làm ăn thành công nhanh chóng và vững chắc. Họ là một thế giới đóng kín. Sự thành công của họ làm cho mọi người, tức cả người Pháp, phải bị chóa mắt. Lúc đầu, họ tới Paris, cấm dùi ở khu phố Arts et Métiers (khu phố và Métro Arts et Métiers, tên Trường Cao đẳng đào tạo kỹ sư Công Nghệ và các nghành khoa học nổi tiếng) thuộc Quận 3 Paris. Dĩ nhiên họ tới Paris không phải với quần xà lỏn và cây đòn gánh như Chú Hỏa ngày xưa tới Sài gòn. Từ cuối năm 1975, họ bắt đầu lan xuống Quận 13, phía Đông-Nam Paris, tiếp theo, họ lấn chiếm khu phố Belleville thuộc Quận 20, và các Quận 10, 11, 19 và 20 Paris. Trong Quận 11, họ chiếm lấy khu phố Voltaire, dành về tay họ các xưởng may quần áo, xưởng thi công hoặc sản xuất các thứ phụ tùng cho thời trang mà trước đây do người Do thái nắm giữ gần như độc quyền. Nói người Tàu chiếm lấy khu phố, có nghĩa cụ thể là họ sang lại hay mua lại cửa hàng, hãng xưởng trên dài suốt cả con đường, từ con đường này qua con đường kia, loại hẳn các ngành nghề buôn bán khác của các sắc dân khác. Đứng buôn bán, công nhân sản xuất, lao công đẩy xe giao hàng, cà-phê, tiệm ăn sáng, trưa, chiều tối, toilettes, …tất cả đều của người Tàu, do người Tàu và cho người Tàu. Aubervilliers, Thành phố ngoại ô Đông-Bắc nằm sát Paris, là Trung tâm xuất nhập cảng của Tàu. Ngày lễ hội như Trung Thu hay Tết, Aubervilliers được người Tàu giăng đèn kết hoa khắp đường phố, trông như một Thành phố ở trên xứ Tàu. Ở đây, một người Tàu tên Wang, người xứ Wenzhou, làm chủ ¾ tổng số kho hàng của thành phố. Cơ sở kinh doanh của ông Wang được ghi tên trên Thị trường chứng khoán. Ông đang dự tính bỏ ra 30 triệu euros khai thác hải cảng Le Havre ở Miền Tây-Bắc nước Pháp, và biến Le Havre thành một Trung tâm xuất nhập cảng lớn. Cảng Le Havre từ mấy năm sau này gần như không còn hoạt động nữa. Cảng Marseille cũng vừa đóng cửa vì công nhân đình công kéo dài, để chuyển tàu bè qua Tây-ban-nha bốc dỡ. Người Tàu sẽ làm ăn thành công. Người Pháp sẽ có cơ hội làm công nhân cho chủ Ba Tàu. Cỏ May có nói Cộng đồng Tàu ở Pháp không phải là một cộng đồng thuần nhứt như thiên phóng sự giới thiệu. Cạnh tranh làm ăn, kỳ thị nguồn gốc địa phương với nhau và thẳng tay bốc lột nhau là chuyện bình thường. Như truyện Tam Quốc diễn nghĩa. Người Tàu tên Yang, cũng ở khu phố Aubervilliers, than phiền bị nhiều ông chủ Tàu thay phiên nhau bóc lột vì anh ta sanh sống ở đây không có giấy tờ hợp lệ. Yang còn bị người Tàu kỳ thị, ngược đãi vì anh gốc gác ở Dongbei. Anh chỉ làm công nhân, không được Bang Hội giúp đỡ để có thể có một cửa hàng như những người khác trong lúc đó anh đã thường xuyên thay đổi chỗ ở liên tục để tránh bị cảnh sát truy nã. TV6 đưa ra một chi tiết đã làm cho khán giả chú ý là ở khu phố Tây-Bắc Paris, có một chung cư mà tất cả chủ đều là người Tàu. Mỗi căn được người chủ xếp đặt lại thành một thứ phòng ngủ cho người Tàu thuê. Chung cư giao cho một người Tàu quản lý, thu tiền phòng và thi hành kỷ luật nội bộ. Lần đầu tiên người Tàu ở Paris biểu tình Belleville là khu phố nằm giữa các Quận X, XI, XIX và XX của Paris. Cư dân ở đây gần như đủ chủng loại. Một khu phố quốc tế. Người có tiền, ít có ai chọn nơi đây. Vừa rồi, đó là lần đầu tiên Ba Tàu ở Paris, từ nhiều nơi kín đáo, lũ lượt chui ra, xuống Đại lộ Belleville rầm rộ biểu tình, với khẩu hiệu hiền lành “Sống ở Paris không sợ hãi”. Khẩu hiệu này cũng ngụ ý nói lên rằng “nay người Tàu không sợ cảnh sát bắt vì ở lậu nữa”. Hay hàm ý khiêu khích “Người Tàu đây” vì họ biết chỉ trong ít lâu nữa thì Tổng thống Pháp sẽ trải thảm đỏ rước ông Hồ Cẩm-đào của họ. Cuộc biểu tình tuy lần đầu tiên tổ chức rất thành công vì qui tụ được gần 10 000 người, theo ước tính của cảnh sát, và 20 000 người theo nguồn tin của ban tổ chức. Biểu tình để đòi được bảo vệ an ninh vì từ trước giờ họ bị người “rệp” (á-rặp) và đen gặp đâu thì đè họ ra giựt tiền mà họ không dám thưa gởi. Một phần vì bản tánh muốn sống yên thân để lượm bạc cắc, phần khác vì họ sanh sống ở khu phố Belleville, đa số không có giấy tờ do nhập cư lậu từ lục địa sang. Mà có thưa cảnh sát, thì cảnh sát lờ đi như có khuynh hướng bênh vực dân rệp và dân đen. Một hôm có đám cưới Tàu trong một nhà hàng lớn ở Belleville. Đông đảo khách người Tàu ra về. Một đám rệp và đen, có lẽ quen lối làm ăn cũ, đứng ngay trước cửa nhà hàng, chận khách người Tàu, cướp tiền, nữ trang, giựt bóp. Trong số khách đi đám cưới có một người có khẩu súng nhỏ, rút ra bắn vào đám rệp và đen, làm cho một người bị thương. Cảnh sát can thiệp vì ở Pháp, mọi người dân không ai có quyền giữ vũ khí. Hậu quả vụ cướp đám cưới là Ba Tàu kéo nhau xuống đường biểu tình đòi được bảo vệ an ninh. Hôm người Tàu biểu tình, Bà Anh Đào, con gái nuôi của Cựu Tổng thống Chirac có tham dự để tỏ tình đoàn kết vì ông bố rất mê Tàu. Người Tàu sanh sống ở Paris và vùng phụ cận ước tính có tới từ 600 000 – 700 000 người. Trong lúc đó, người Việt nam tới Pháp từ Đệ I Thế chiến cho tới nay, trên toàn nước Pháp, không quá 200 000 người. Ngày nay, ở Belleville, ngoài 2 cộng đồng Phi châu và Tàu, vừa xuất hiện thêm những người có tên là “bo-bos” đang tìm mua nhà cửa, cơ sở thương mãi với giá cao, hằng triệu euros, mà nguồn gốc tiền bạc, cảnh sát cho rất mơ hồ. Những người Phi châu đen hay xám tuy du đảng, chận người Tàu giựt tiền, nhưng vẫn biết giữ tối thiểu lịch sự theo nếp sống của xã hội văn minh trong lúc đó người Tàu tới từ xứ Trung quốc, không biết tôn trọng thứ tự ưu tiên mà chen lấn để để được giải quyết trước. Chỉ cần nhìn cử chỉ nhỏ này người ta có thể nhận diện không sợ sai lầm người Tàu Trung quốc với người Á châu khác như Việt nam, Nhựt bổn, Đại hàn hay Miên, Lào, …
|