Home Tin Tức Bình Luận
Bình Luận
Trận đại hồng thủy bên Úc châu và ổ bánh mì Pháp PDF Print E-mail
Tác Giả: Thanh Hà   
Thứ Bảy, 08 Tháng 1 Năm 2011 15:44

Trước mắt ở Paris, giá một tấn bột mì trắng tinh đã lên tới 257 euro,

 
Chặng cuối hành trình không tưởng của chủ nghĩa xã hội PDF Print E-mail
Tác Giả: Minh Vũ Hồ Văn Châm-Canada   
Thứ Bảy, 08 Tháng 1 Năm 2011 09:59

Khi bức tường Bá Linh sụp đổ vào năm 1989, rồi tiếp theo, Liên bang Xô Viết chính thức tan rã ngày 25 tháng 12 năm 1991, chiến tranh lạnh chấm dứt và cục diện thế giới đổi thay hoàn toàn

 
Tư Tưởng HCM có thật không?- Tại sao? PDF Print E-mail
Tác Giả: Luật Sư Nguyễn Bắc Truyển   
Thứ Bảy, 08 Tháng 1 Năm 2011 08:05

Những suy nghĩ sau khi đọc xong bài viết  "TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH và ĐẢNG CSVN: CÀNG HỌC "BÁC", CÀNG NÓI PHÉT" của tác giả Phạm Trần

 
Người trí thức trong chế độ cộng sản? PDF Print E-mail
Tác Giả: Định Hướng số 2010   
Thứ Bảy, 08 Tháng 1 Năm 2011 06:35

Nếu kẻ sĩ trong truyền thống được hiểu là người học biết, tuân giữ và phát huy đạo nghĩa làm người,

 
Bạo tàn chỉ gây cho con người niềm hy vọng hão huyền ! PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Quang   
Thứ Bảy, 08 Tháng 1 Năm 2011 06:30

Bạo tàn có hệ thống: bản chất của những kẻ bạo tàn là chúng nghĩ ta sẽ không bao giờ chết và sự giết hại người khác cũng là nhằm duy trì sự sống mãi của họ và con cháu.

 
Châu Âu muốn bảo vệ công nghiệp, không để rơi vào tay các nước mới trỗi dậy PDF Print E-mail
Tác Giả: Thụy My   
Thứ Sáu, 07 Tháng 1 Năm 2011 18:01

Báo động : « Châu Âu đã bị đặt dưới áp lực của các chủ nợ ».

 
Bí Mật Quanh Vụ Mưa Chim PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Thượng Chánh, DVM   
Thứ Sáu, 07 Tháng 1 Năm 2011 06:16

Chim chết bí ẩn.

 
Biển Đông Dậy Sóng (2) PDF Print E-mail
Tác Giả: Ls. Nguyễn Thành   
Thứ Năm, 06 Tháng 1 Năm 2011 11:42


 Hiện tình Biển Đông với sự can dự của Hoa Kỳ?
 
 

Vấn đề “Biển Đông với Hoa Kỳ” và “Hoàng Sa Trường Sa với Trung Cộng và Việt Cộng” rất phức tạp. Luật Biển LHQ đã phức tạp lại rất mới mẻ, nhất là Vùng Đặc Quyền Kinh Tế [rộng 200 hải lý] và Thềm Lục Địa “mở rộng” [350 hải lý], nơi có trữ lượng dầu khí lớn. Trung Cộng và Việt Cộng lại tung đủ thứ hoả mù vào cho rối mù thêm để che dấu sự thật và thực hiện mưu toan bất chính.
 Do đó, chẳng những dân chúng mà ngay giới trí thức hay nghiên cứu, nếu không theo sát vấn đề hay thiếu cẩn trọng cũng rất dễ ngộ nhận và sa vào sách lược bành trướng của Trung Cộng và chủ trương hiến biển dâng đảo cho Bắc Kinh để bảo kê cho chế độ độc tài đảng trị của Việt Cộng.
 Để dễ hiểu và không mất nhiều thời gian của bạn đọc, người viết xin được triển khai tổng quát đề tài trên đây qua 3 tiểu mục: 1. Hoa Kỳ với Biển Đông; 2. Sách lược xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa của Trung Cộng; 3. Chủ trương hiến biển dâng đảo cho ngọai bang của Việt Cộng.

 Hoa Kỳ với Biển Đông

 Ngày 24/7/2010, ngay sau lời tuyên bố của bà Hillary Clinton ở Hà Nội và trước sự suy diễn và kỳ vọng quá đáng vào vai trò của Mỹ ở Biển Đông, qua bài tham luận ở  “Hội Thảo Quốc Tế Biển Đông” ngày 12/9/2010 ở Nam California, Hoa Kỳ, và sau đó thuyết trình ở hội luận “Tổ Quốc Lâm Nguy! Phụ Nữ VN Phải Làm Gì” ngày 3/10/2010 ở Paris, Pháp-quốc, người viết bài này đã lưu ý bạn đọc: Mục tiêu “chủ chốt” của Hoa Kỳ ở Biển Đông là quyền lợi kinh tế. Trong lúc đó mục tiêu “cốt lõi” của Trung Cộng là chiếm trọn Hoàng Sa Trường Sa của VN. Vì khác biệt nhau nên rồi ra hai bên cũng dễ đi đến thoả hiệp và chỉ VN là thua thiệt.
 Thật vậy, chỉ cần đọc kỹ các tuyên bố của Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates ở Indonesia ngày 5/6/2010 hay của chính Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton ở Hà Nội ngày 24/7/2010 thì thấy ngay chính sách của Hoa Kỳ về Biển Đông, trước sau như một, gồm ba vấn đề:
1.   Về kinh tế, Hoa Kỳ chủ trương tự do đi lại hay tự do hàng hải, chủ chốt là các công ty năng lượng Mỹ không bị đe doạ hay ngăn chặn.
2.   Về lãnh hải, Hoa Kỳ chủ trương “không đứng về phía nào” và giải quyết các tranh chấp thông qua Luật Biển LHQ.
3.   Về an ninh, Hoa Kỳ không chấp nhận dùng võ lực, giải quyết tranh chấp qua   đàm phán “đa phương” và Mỹ sẵn sàng làm trung gian.
 Một bản nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ được công bố trước đó còn viết rõ ràng hơn nữa chính sách của Hoa Kỳ về lãnh hải hay Hoàng Sa Trường Sa: “Hoa Kỳ không có quan điểm đúng sai về pháp lý đối với các tuyên bố về chủ quyền lãnh hải. Lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ trong việc duy trì đường thông thương nối liền Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Ấn Độ Dương đòi hỏi sự chống lại các xác lập chủ quyền vượt khỏi các điều Luật Biển LHQ cho phép.”
 Rõ ràng là không những không hề có ý giúp “bảo vệ” hay “đòi lại” Hoàng Sa Trường Sa cho VN như một số người đã quá “tưởng tượng” mà Hoa Kỳ còn tỏ ra “thiên vị” hay “tránh né” Trung Cộng. Bởi lẽ, chính Hoa Kỳ đã chứng kiến việc quân xâm lược Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19/1/1974 [và sau này đánh chiếm 7 vị trí của Trường Sa ngày 14/3/1988], tức vi phạm trắng trợn Công Pháp Quốc Tế và Luật Biển LHQ. Nay kẻ xâm lăng lại lớn tiếng đòi hỏi chủ quyền pháp lý đối với hai quần đảo này mà Hoa Kỳ lại “không có quan điểm đúng sai về pháp lý đối với các tuyên bố về chủ quyền lãnh hải” của Trung Cộng là thế nào? Cho dù quan điểm của Hoa Kỳ tỏ ra có lợi cho Trung Cộng như thế, nhưng Bắc Kinh cho đến nay vẫn mạnh mẽ và dứt khoát không chấp nhận cho Hoa Kỳ xen vào vấn đề Biển Đông.
 Hơn nữa, phần lớn chủ trương về Biển Đông của Hoa Kỳ đều “lặp lại” những gì mà Trung Cộng và Việt Cộng đã làm hay đang mưu toan?
 -Về lãnh hải, Hoa Kỳ cho rằng “phải giải quyết thông qua Luật Biển LHQ” thì - với sự “cho phép” hay “dàn dựng” của Bắc Kinh - Hà Nội đã nộp Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa LHQ hồ sơ ngày 6/5/2009 để giải quyết vấn đề lãnh hải ở Nam VN [liên quan tới Trường Sa] và hồ sơ ngày 7/5/2009 về lãnh hải ở Trung VN [liên quan tới Hoàng Sa]. Bất cứ ai theo dõi tình hình VN đều biết người dân trong nước chỉ nói hay viết ra “Hoàng Sa Trường Sa là của VN” là đã bị đàn áp thẳng tay hay bỏ tù rồi, huống hồ là đưa vấn đề ra trước Luật Biển LHQ, trừ khi có sự đồng ý của Bắc Kinh thì Hà Nội mới dám làm như thế. Trung Cộng ồn ào phản đối hai hồ cũng chỉ là hoả mù để đánh lạc hướng dư luận mà thôi.
 Vì sao Bắc Kinh lại cho phép Hà Nội đưa vấn đề mà cả hai vẫn coi là “nhậy cảm” này ra trước LHQ? Xin thưa: Bắc Kinh đã nhận ra “kẽ hở” của Luật Biển LHQ và có thể lợi dụng hoàn toàn được kẽ hở này để hoàn tất mục tiêu chiếm trọn Hoàng Sa Trường Sa qua chính Luật Biển Quốc Tế với sự tiếp tay của “nội gián” Hà Nội. Hoa Kỳ có thể không thấy điều này vì hiện nay Hoa Kỳ vẫn đứng ngoài Luật Biển LHQ [tuy vẫn tuyên bố chấp hành]. Hay Hoa Kỳ biết rõ nhưng “lơ đi” hay thật ra, với Hoa Kỳ thì Hoàng Sa Trường Sa ở trong tay Trung Cộng hay Việt Cộng thì cũng như nhau mà thôi. [Xin đọc bài 3, 4 để thấy “kẽ hở” của Luật Biển LHQ].
Về lãnh hải phía Bắc VN thì Bắc Kinh đã buộc được Hà Nội ký hiệp ước [bí mật và bất hợp pháp] ngày 25/12/2000, tức 10 năm trước, phân bố lại Vịnh Bắc Việt để lấn chiếm của VN hơn 20 ngàn km2 biển và Hoàng Sa. Hà Nội sau đó rêu rao là đã giải quyết vùng lãnh hải này đúng Luật Biển LHQ [dù sự thật hoàn toàn trái ngược]. Hoa Kỳ làm sao biết việc này, nhất là việc Hà Nội nộp hồ sơ ngày 7/5/2009 cho LHQ, trong đó cố ý giới hạn thềm lục địa VN ở 200 hải lý và gạt Hoàng Sa ra ngoài hải phận VN là để “hợp pháp hóa” hiệp ước “bất hợp pháp” 25/12/2000.
 -Về an ninh, tự do đi lại ở Biển Đông chẳng những quan trọng đối với Mỹ và thế giới mà cũng vô cùng cần thiết cho cả Trung Cộng. Hơn nữa, Trung Cộng đâu cần dùng võ lực khi mà mục tiêu “cốt lõi” là Hoàng Sa đã nằm trọn trong tay và Trường Sa thì sớm muộn cũng đạt được trong “hoà bình, hợp pháp” qua chính hai hồ sơ Hà Nội đã nộp LHQ vì cả hai hồ sơ đều cố ý gạt hai quần đảo này ra ngoài thềm lục địa hay hải phận VN, tức gián tiếp cho rằng “Hoàng Sa Trường Sa chưa chắc là của VN” như TS Việt-kiều Vũ Quang Việt xuyên tạc lịch sử trên đài BBC cuối tháng 7 vừa qua!
Riêng cái bản đồ lưỡi bò chiếm 80% Biển Đông thì Trung Cộng cũng dư biết là làm sao thoả mãn trọn vẹn được vì nó vượt ra ngoài tất cả các quy định của Luật Biển LHQ và bị cả thế giới dị nghị. Quy luật Trung Cộng áp dụng xưa nay là “mềm nắm dắn buông” nhất là mục tiêu “cốt lõi” là Hoàng Sa Trường Sa đã đạt. Xin lưu ý ở đây là chiều rộng Biển Đông, chỗ hẹp nhất ở vùng Vịnh Bắc Việt cũng gần 120 hải lý. Do đó, dù Trung Cộng có dành được chủ quyền pháp lý đối với Hoàng Sa thì, theo Luật Biển LHQ, nhiều nhất thì Hoàng Sa cũng chỉ được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý mà thôi, vì Hoàng Sa không đủ điều kiện để có Vùng Đặc Quyền Kinh Tế hay Thềm Lục Địa 200 hải lý; tức tự do đi lại ngay ở vùng Biển Đông hẹp nhất này.
 -Về kinh tế, mục tiêu cốt lõi của Hoa Kỳ khi tăng cường can dự vào Biển Đông thì xem ra đã được giải quyết êm thắm giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng với sự kiện điển hình xảy ra vào đúng ngày Hà Nội khai diễn Hội Thảo Quốc Tế Biển Đông [lần 2], 11/11/2010 ở Sàigòn, và ngay sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Hà Nội Nguyễn Phương Nga lại một lần nữa lên án Bắc Kinh "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền VN đối với Hoàng Sa Trường Sa, Thềm Lục Địa và Vùng Đặc Quyền Kinh Tế."
 
Thật thế, ngày 10/11/2010 Thủ Tướng Anh David Cameron đến Bắc Kinh, mang theo đoàn đại biểu thương mại tới 50 người [nhiều nhất của Anh đến TQ từ xưa đến nay] trong đó có đại công ty dầu khí BP và BP sẽ ký hợp đồng thăm dò dầu khí với Tổng Công Ty dầu khí CNOOC của TQ. Nên nhớ, BP trước đây đã ký dự án thăm dò dầu khí với VN tại 2 lô 5.2 và 5.3. Sau khi đã tiến hành việc thăm dò một thời gian, BP phải án binh bất động vì phản đối của TC và cuối năm 2009 thì tuyên bố chính thức chấm dứt hợp đồng khai thác với VN. Nay BP ký hợp đồng với CNOOC và CNOOC ước lượng trữ lượng dầu khí của khu vực này có thể đến 22 tỉ thùng.
Ngoài ra, công ty dầu khí khổng lồ Chevron của Mỹ cũng cho biết là đang chuẩn bị ký dự án thăm dò dầu khí tại 3 lô ở Biển Đông với TC. Tuy cả hai công ty Anh-Mỹ này đều không nói rõ các lô sắp thăm dò nằm ở đâu trên Biển Đông nhưng giới nghiên cứu đều cho rằng "không thể ngoài" vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vì chỉ 2 vùng quần đảo này mới có thể có một trữ lượng dầu khí lớn như thế. Công ty dầu khí BP hiện nay do Bob Dudley, người Mỹ điều hành, sau khi Tổng Giám Đốc người Anh vừa bị mất chức sau vụ bể ống dấu ở vùng Louisiana và Florida.

Tóm lại, sự kiện điển hình nói trên đã chúng minh cụ thể Hoa Kỳ tăng cường can dự vào Biển Đông lúc này trước hết là vì vấn đề kinh tế. Sau tuyên bố 24/7/2010 của Bà Hillary Clinton, sau hàng loạt hội nghị cấp cao ở Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn, việc hai công ty dầu khí BP [Anh] nhưng do Mỹ đứng đầu và Chevron [Mỹ] đang chờ ký kết hợp đồng khai thác dầu khí hàng chục tỉ USD với Trung Cộng chứng tỏ Hoa Kỳ đã đạt được mục đích cốt lõi. Mọi sự ồn ào phản đối của Hà Nội hay Bắc Kinh hay hết Hội Thảo Quốc Tế Biển Đông này đến Hội Thảo Quốc Tế Biển Đông khác chỉ là hoả mù che dấu các mưu toan của TC và VC mà thôi.
 
Sách lược xâm chiếm của Trung Cộng và chủ trương bán nước của Việt Cộng

 “Sách lược xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa của Trung Cộng” và “chủ trương hiến biển dâng đảo cho Trung Cộng của Việt Cộng” là hai vấn đề khác nhau. Nhưng thật ra “tuy hai mà một” nên người viết xin được gom chung vào một mục để tránh phải lập lại và dài dòng.
Hơn 700 trăm năm xưa, sau 3 trận chiến đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc ra ngoài Đất Việt, vua Trần Nhân Tôn [1279-1293] để lại di chúc:“Các ngươi chớ quên nước lớn thường làm trái đạo. Hoạ muôn đời của ta là Trung Hoa. Họ không tôn trọng quy ước và biên giới, luôn luôn bầy đặt chuyện để gây hấn. Không thôn tính được thì gậm nhấm đất đai của ta. Vậy các ngươi phải nhớ lời ta dặn. Một tấc đất cũng không để lọt vào tay kẻ thù. Đấy là di chúc cho con cháu muôn đời.”
Với Trung Cộng, ngay sau khi chiếm trọn Hoa-lục, Mao Trạch Đông đã khơi dậy chủ nghiã “bá quyền Đại-Hán” nhằm bành trướng trên đất dưới biển bằng đủ mọi  phương cách ngọai giao, chính trị và nhất là quân sự. Biển Đông hay Vịnh Bắc Việt và Hoàng Sa Trường Sa là mục tiêu đầu tiên và cốt lõi của Trung Cộng. Điều không may hay nghiệt ngã của lịch sử là VN lại rơi vào tay bọn “nội gián” Việt Cộng nên Trung Cộng đã lấn chiếm được một phần Vịnh Bắc Việt, Hoàng Sa và một phần Trường Sa và với đà này thì dân tộc Việt sẽ rơi vào bành trướng một ngày không xa!
 Dưới đây là một số trường hợp xâm chiếm Biển Đông điển hình tiêu biểu của Trung Cộng với sự tiếp tay đắc lực của “nội gián” Việt Cộng:
-Ngày 4/9/1958, Trung Cộng vừa công bố chủ quyền lãnh hải 12 hải lý, bao gồm Hoàng Sa Trường Sa [mà TC gọi là Tây Sa Nam Sa] là 10 ngày sau, với sự cho phép của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng vội vàng gửi công hàm cam kết tôn trọng; tức gián tiếp dâng Hoàng Sa Trường Sa cho TC.
-Ngày 19/1/1974, lợi dụng lúc Mỹ rút quân ra khỏi VN, Trung Cộng xua quân chiếm trọn Hoàng Sa; Việt Cộng giữ thái độ im lặng đồng loã hay “nội gián” vì trước đó 2 năm, tháng 2/1972, Cục Đo Đạc và Bản Đồ, trực thuộc thủ tướng Việt Cộng, đ ã xóa tên Hoàng Sa Trường Sa và thay vào đó tên Tây Sa Nam Sa của TC.
-Ngày 14/3/1988, vào lúc “cơm không lành, canh không ngọt” giữa Bắc Kinh và Hà Nội, TC xua quân xâm chiếm 7 vị trí của nhóm đảo Trường Sa; Việt Cộng phản đối cho có phản đối như thường lệ, sau đó để yên cho TC chiếm giữ và xây dựng thành căn cứ quân sự ngày càng vững chắc.
-Ngày 25/12/2000, TC ép buộc VC ký hiệp ước phân bố lại Vịnh Bắc Việt để chiếm của VN hơn 20 ngàn km2 vùng Vịnh Bắc Việt và Hoàng Sa. Chẳng những Lê Công Phụng, trưởng đoàn đàm phán nói ngược lại là “không mất biển mà còn có lợi” mà chính Bộ-trưởng Ngoại Giao VC Nguyễn Duy Niên còn trắng trợn nói với báo chí “Bạch Long Vĩ được hưởng lãnh hải 15 hải lý tức được thêm 3 hải l ý” trong lúc sự thật thì VN đã bị mất trên 20 ngàn km2 biển quanh đảo này. Điều ghi nhận ở đây nữa là, sau hiệp ước vùng Vịnh Bắc Việt 25/12/2000, Trung Cộng không ngừng bắn giết bừa bãi ngư dân VN hành nghề trong vùng Vịnh Bắc Việt và Hoàng Sa, VC hoặc im lặng hoặc phản đối cho có phản đối và TC thì ngày càng hung hãn hơn.
 -Ngày 6 và 7/5/2009, lợi dụng việc LHQ cho mở rộng thềm lục địa [từ 200 ra 350 hải lý], TC cho phép VC nộp hồ sơ “mở rộng” nhưng thực ra là “giới hạn” thềm lục địa VN ở 200 hải lý và gạt Hoàng Sa Trường Sa ra ngoài hải phận VN dành cho TC.
 Qua các động thái của Trung Cộng ở Biển Đông, chúng ta có thể nhận ra sách sách lược xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa của Bắc Kinh diễn tiến như sau:
1. Lấn chiếm, bằng mọi phương cách, kể cả xâm lăng võ lực [như các trường hợp tiêu biểu nói trên] rồi tuyên bố lung tung bất chấp lý lẽ để gây hỏa mù và vừa gây áp lực vừa lôi kéo hợp tác.
2. Đàm phán song phương, để dễ hù họa, o ép, mua chuộc [như các hiệp ước nêu trên giữa Bắc Kinh và Hà Nội, hoàn toàn thua thiệt về phía VN nhưng Hà Nội luôn luôn dối gạt và tuyên truyền ngược lại là thắng lợi.
3. Thực tế hiển nhiên hay đặt trước sự đã rồi hay tình trạng hiện hữu [Trung Cộng đã triệt để áp dụng các phương thức này và đã hưởng lợi lớn trong các hiệp ước trước đây].
 Xin được tạm kết thúc bài 2 - “Biển Đông với Hoa Kỳ” và “Hoàng Sa Trường Sa với Trung Cộng” - ở đây. Xin mời đọc bài 3 [trong loạt bài viết cho Ngày Hoàng Sa 22/1/2011] với nội dung: “Từ hiệp ước vịnh Bắc Việt 25/12/2000 với Bắc Kinh đến hồ sơ ngày 6 và 7/5/2009 nộp LHQ, Việt Cộng toan tính dâng phần lớn Biển Đông cho Trung Cộng qua Luật Biển LHQ.” 

 Ls Nguyễn Thành
Coordinator, Justice & Peace Committee for Paracel & Spratly Islands of VN

 

 
Trung Quốc Xông Đất Đầu Năm PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Xuân Nghĩa   
Thứ Năm, 06 Tháng 1 Năm 2011 11:05

Vì sao quan hệ Mỹ-Hoa sẽ căng thẳng trong năm 2011...

 
Chế tạo chiến đấu cơ "tàng hình" : Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội PDF Print E-mail
Tác Giả: Thanh Phương   
Thứ Năm, 06 Tháng 1 Năm 2011 09:54

Máy bay tàng hình Trung Quốc sẽ được trang bị tên lửa

 
Mắt ếch và mắt cá PDF Print E-mail
Tác Giả: Trần Trung Chính   
Thứ Tư, 05 Tháng 1 Năm 2011 21:06

 
Bọn chúng chỉ có cặp mắt ếch và cặp mắt cá nên dù có con rắn bò ngay kế bên mà chúng có thấy gì đâu...

 
Nhìn Về 2012 PDF Print E-mail
Tác Giả: Vũ Linh   
Thứ Tư, 05 Tháng 1 Năm 2011 16:01

 ...dân Mỹ thường bầu lại đương kim tổng thống...

 
Nước Nhỏ Nhưng Có Phải Là Nhược Tiểu Không? PDF Print E-mail
Tác Giả: Đào Văn Bình / Cali Today News   
Thứ Tư, 05 Tháng 1 Năm 2011 13:42

Một nước nhỏ vẫn có thể vững như bàn thạch nếu có chính sách ngoại giao khôn khéo và đi đúng nhịp thở của thế giới.

 
2011, Thế Giới Củng Cố Một Trật Tự Kinh Tế Mới PDF Print E-mail
Tác Giả: Thanh Hà   
Thứ Tư, 05 Tháng 1 Năm 2011 13:29

2011 là năm cộng đồng quốc tế phải tiếp tục giải quyết thất nghiệp, tranh chấp thương mại và tiền tệ.

 
Hồi giáo kém hội nhập vào các xã hội Đức và Pháp PDF Print E-mail
Tác Giả: Trọng Thành   
Thứ Tư, 05 Tháng 1 Năm 2011 10:26

68% người Pháp và 75% người Đức cho rằng các tín đồ theo đạo Hồi không hội nhập thực sự vào các xã hội này.

 
Nhìn lại kinh tế Việt Nam năm 2010 PDF Print E-mail
Tác Giả: Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA   
Thứ Ba, 04 Tháng 1 Năm 2011 11:19

Trong loạt tổng kết về năm 2010, một đề tài không thể thiếu chính là tình hình kinh tế Việt Nam.

 
Vào Thế Trận Tấn Công PDF Print E-mail
Tác Giả: phamngulao@usa.com   
Thứ Hai, 03 Tháng 1 Năm 2011 15:44

Dù đã quá muộn, nhưng tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta, dân tộc chúng ta cần phải có một hành động thích ứng với tình trạng thống trị độc tài của đảng Cộng Sản Việt Nam (DCSVN) hiện nay.

 
Mỹ - Trung cạnh tranh quyền lực PDF Print E-mail
Tác Giả: Thanh Quang, phóng viên RFA   
Thứ Hai, 03 Tháng 1 Năm 2011 14:46

Hiện đang có sự nghi kỵ, bất tín đáng kể giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khi hai cường quốc này ra sức gây ảnh hưởng trên thế giới, nhất là tại khu vực Biển Đông.

 
Phong thủy đại hội đảng csvn XI (1/2) PDF Print E-mail
Tác Giả: Thiên Ðức   
Thứ Hai, 03 Tháng 1 Năm 2011 11:30

( Bài viết dành riêng tặng thế hệ sau chiến tranh tại đại hội đảng XI)

 
TC: Một Tương Phản Kỳ Dị PDF Print E-mail
Tác Giả: Vi Anh   
Thứ Hai, 03 Tháng 1 Năm 2011 10:40

Báo chí Tây Phương có khi gọi TC là một người khổng lồ với đôi chân làm bằng đất sét

 
<< Start < Prev 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 Next > End >>

Page 57 of 144